Nước thành viên phản đối, EU rút một điều khoản trừng phạt dầu mỏ Nga

Trước sự phản đối của một số nước thành viên, kế hoạch cấm các nước phương Tây cung cấp tàu chở dầu và các dịch vụ liên quan cho Nga đã bị hủy bỏ.

Tàu chở dầu treo cờ Nga tại cảng Thổ Nhĩ Kỳ.

Tàu chở dầu treo cờ Nga tại cảng Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo tài liệu do báo Mỹ Bloomberg thu thập, Liên minh châu Âu (EU) đã hủy bỏ kế hoạch cấm các nước thành viên sử dụng tàu thuyền để vận chuyển dầu Nga cho nước thứ ba. 

Tuy nhiên, EU vẫn đang xem xét lệnh cấm các công ty châu Âu cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các tàu hàng chở dầu Nga. Các tàu chở dầu vận hành dài ngày trên biển, luôn đối mặt với nhiều rủi ro nên việc mua bảo hiểm là điều bắt buộc để giảm bớt chi phí tổn thất nếu có.

Lệnh cấm nếu được thông báo sẽ có những cản trở nhất định trong hoạt động xuất khẩu dầu của Nga.

Theo Bloomberg, Hy Lạp là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất điều khoản trên trong lệnh cấm, do nền kinh tế của nước này phụ thuộc rất lớn vào ngành vận tải biển.

Hy Lạp hiện sở hữu khoảng 1/4 số tàu chở dầu trên toàn thế giới. Trong khi đó, Nga lại là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, vượt qua Ả Rập Saudi. Tổng sản lượng xuất khẩu dầu của Liên Bang Nga ước tính lên đến 10,9 triệu thùng/ngày, một nửa trong số này được xuất khẩu chủ yếu đến các nước châu Âu.

Tuần trước, EU đã soạn dự thảo trừng phạt thứ 6, trong đó có điều khoản cấm nhập khẩu dầu từ Nga, có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày ký.

Các quốc gia châu Âu hiện vẫn chưa thống nhất gói trừng phạt thứ 6. Một số quốc gia nằm sâu trong đất liền như Hungary đã lên tiếng phản đối vì dự thảo của EU chưa xem xét kỹ lưỡng đến tình hình hiện tại của Hungary.

Kết quả là EU đã không thể thông qua lệnh trừng phạt trong cuối tuần trước. Các cuộc thảo luận trong liên minh đã diễn ra vào ngày 9.5 và sẽ kéo dài qua ngày 10.5.

EU đã đề xuất cho phép Hungary, Slovakia và CH Czech được lùi thời hạn chót để tuân thủ lệnh cấm dầu mỏ Nga. Nhưng Hungary vẫn chưa đồng ý, cho rằng đề xuất vẫn chưa thuyết phục. 

Hôm 8.5, Bulgaria cũng yêu cầu được hưởng quyền miễn trừ để tạm thời tiếp tục nhập dầu Nga như một số nước thành viên khác.

Bị ”phớt lờ”, quốc gia châu Âu cảnh báo có thể phủ quyết lệnh cấm dầu Nga

Bulgaria sẽ không chấp nhận các lệnh trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga, nếu quốc gia này không nhận được sự miễn trừ trong đề xuất cấm nhập khẩu dầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN