Nước thành viên NATO bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ, nói Thụy Điển "dại dột"

Hungary cho cho rằng, Thụy Điển đã hành động “dại dột” trong khi cần Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn xin gia nhập khối quân sự NATO.

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary – ông Peter Szijjarto (ảnh: RT)

Bộ trưởng Ngoại giao Hungary – ông Peter Szijjarto (ảnh: RT)

Phát biểu hôm 31/1 trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ở Budapest, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho rằng, việc một nhóm người biểu tình Thụy Điển đốt kinh Koran (cuốn kinh thiêng liêng nhất của người Hồi giáo) là điều “không thể chấp nhận được”.

“Là một tín đồ Công giáo, tôi phải nói rằng, việc đốt cuốn kinh thánh của một tôn giáo khác là hành động không thể chấp nhận được”, ông Szijjarto nói.

Bình luận của ông Szijjarto đề cập đến việc cảnh sát Thụy Điển hôm 21/1 cho phép chính trị gia cực hữu Rasmus Paludan tổ chức cuộc biểu tình ở Stockholm và đốt một cuốn kinh Koran ngay trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ. Hành động của nhóm biểu tình nhằm phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ chưa chấp nhận cho Thụy Điển gia nhập NATO.

Khoảng 99% người dân Thổ Nhĩ Kỳ là tín đồ Hồi giáo.

Trong một bài viết trên Twitter hôm 21/1, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson chỉ trích hành động đốt kinh Koran nhưng cho rằng, cuộc biểu tình ở Stockholm được bảo vệ theo “quyền tự do ngôn luận”.

Ngoại trưởng Hungary chỉ trích động thái của ông Kristersson là “dại dột”.

“Nói rằng đốt cuốn kinh thiêng liêng là một phần của quyền tự do ngôn luận rõ ràng là điều dại dột”, ông Szijjarto nói hôm 31/1.

“Nếu một quốc gia muốn gia nhập NATO và đang cố gắng giành sự ủng hộ từ Thổ Nhĩ Kỳ thì họ nên hành xử cẩn trọng hơn”, ông Szijjarto nói thêm, lưu ý rằng Hungary không có ý định tác động đến quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ.

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Thụy Điển trở nên căng thẳng sau vụ kinh Koran bị đốt ở Stockholm. Hôm 23/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết, Thụy Điển không nên hy vọng nhận được sự ủng hộ của Ankara trong lộ trình gia nhập NATO.

“Nếu Thụy Điển tôn trọng các quyền tự do, thì ngay từ đầu họ cũng nên tôn trọng đức tin của người Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng Hồi giáo. Nếu họ không tôn trọng, họ sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào từ chúng tôi về tư cách thành viên NATO”, ông Erdogan nói.

Ngày 28/1, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Tobias Billstrom thông báo, tiến trình gia nhập NATO của nước này đã tạm dừng. Tuy nhiên, Stockholm vẫn không từ bỏ mục tiêu gia nhập khối quân sự lớn nhất thế giới. 

Thổ Nhĩ Kỳ ”phát tín hiệu” với Phần Lan, nói Thụy Điển ”sẽ sốc”

Phát biểu mới của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Thụy Điển gia tăng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN