Nước thành viên EU kiên quyết “đoạn tuyệt” với dầu Nga

Sự kiện: Tin tức Nga Thời sự

Nhằm giảm phụ thuộc vào dầu Nga, Cộng hòa Séc – quốc gia thành viên EU ở Trung Âu – có kế hoạch mở rộng công suất đường ống sẵn có và thúc giục Đức hành động để giảm chi phí nhập khẩu.

Bộ Công thương Séc vừa xác nhận nước này sẽ không xin Liên minh châu Âu (EU) gia hạn lệnh miễn trừ khỏi lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga.

Lệnh miễn trừ – được cấp cho một số quốc gia thành viên – là một phần trong các lệnh trừng phạt của EU áp đặt lên ngành năng lượng Nga để phản ứng với chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Lệnh này, được áp dụng cho các quốc gia phụ thuộc nặng nề vào Moscow về nguồn cung dầu bao gồm Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary, sẽ hết hạn vào ngày 5/12, tức chỉ còn chưa đầy nửa tháng hiệu lực nữa. Trong khi Prague đã có hành động cụ thể, Bratislava và Budapest vẫn chưa đưa ra quyết định nào.

"Trong bối cảnh tình hình hiện tại và các bước mà Cộng hòa Séc đang thực hiện để đảm bảo độc lập khỏi việc nhập khẩu dầu Nga, chúng tôi không thấy lý do gì để gia hạn lệnh miễn trừ", ông Marek Vošahlík, người phát ngôn Bộ Công thương Séc, nói với hãng thông tấn nhà nước Czech News Agency cuối tuần trước.

Bằng cách mở rộng công suất Đường ống Transalpine (TAL) qua Italy, Cộng hòa Séc hy vọng có thể giảm phụ thuộc vào nguồn cung dầu Nga. Ảnh: TAL Oil

Bằng cách mở rộng công suất Đường ống Transalpine (TAL) qua Italy, Cộng hòa Séc hy vọng có thể giảm phụ thuộc vào nguồn cung dầu Nga. Ảnh: TAL Oil

Để giảm sự phụ thuộc vào dầu Nga, Cộng hòa Séc có kế hoạch mở rộng công suất Đường ống Transalpine (TAL). Từ năm tới, đường ống này sẽ tăng gấp đôi công suất, cung cấp tới 8 triệu tấn dầu mỗi năm cho quốc gia thành viên EU nội lục nằm ở Trung Âu.

Đường ống TAL, một đường ống dẫn dầu thô lớn kết nối cảng Trieste của Italy với Trung Âu, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Theo Hãng thông tấn Czech News Agency, quốc gia này lấy dầu từ 2 tuyến đường chính. Trong số 7,4 triệu tấn dầu nhập khẩu năm ngoái, khoảng 58% đi qua đường ống Druzhba, vốn đang vận chuyển dầu của Nga. Phần còn lại đi qua đường ống IKL của Đức kết nối với đường ống TAL của Italy.

Về lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, Cộng hòa Séc đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong những tuần gần đây.

Trong phần lớn thời gian của năm nay, Cộng hòa Séc nhận phần lớn khí đốt từ Đức, nhưng vào tháng 11, hơn 95% nguồn cung đến từ Slovakia. Theo các chuyên gia, tuyến đường qua quốc gia láng giềng thân thiết này của Cộng hòa Séc chủ yếu được sử dụng để vận chuyển khí đốt Nga.

Các nhà phân tích cho rằng xu hướng này chủ yếu là do giá thị trường khí đốt của Nga thấp hơn, trong khi phí quá cảnh khiến việc nhập khẩu mặt hàng này qua Đức trở nên đắt đỏ hơn.

Bộ Công thương Séc cũng thừa nhận tác động của các loại phí này đối với hoạt động nhập khẩu, lưu ý rằng Cộng hòa Séc trước đây đã thúc giục Đức bãi bỏ các loại phí này.

Bộ Công thương Séc dự kiến điều này sẽ xảy ra vào đầu năm tới, sau đó lượng nhập khẩu từ Đức dự kiến sẽ tăng trở lại.

Bộ Ngoại giao nước này cho rằng động thái của Mỹ sẽ gây tổn hại cho các quốc gia ở Trung Âu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Đức (Euractiv) ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN