Nước thành viên: Có cách để Ukraine vào NATO mà khối không xung đột với Nga

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo nhà lãnh đạo nước thành viên NATO, khối quân sự này có thể chấp nhận biên giới "tạm thời" của Ukraine.

Tổng thống Cộng hòa Séc Petr Pavel. Ảnh: Facebook generalpavel

Tổng thống Cộng hòa Séc Petr Pavel. Ảnh: Facebook generalpavel

Đài RT ngày 20/8 đưa tin, Tổng thống Cộng hòa Séc Petr Pavel tuyên bố, NATO có thể cho phép Ukraine gia nhập mà không cần phải giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất.

Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022, nhưng chưa được khối quân sự do Mỹ dẫn đầu xem xét, cần chờ tới khi xung đột Ukraine - Nga kết thúc.

Mới đây, ông Pavel lập luận, Kiev có thể không cần phải giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất mới có thể gia nhập NATO.

"Tôi không nghĩ rằng việc khôi phục hoàn toàn quyền kiểm soát với toàn bộ lãnh thổ Ukraine là điều kiện tiên quyết. Nếu có sự phân định ranh giới hay biên giới hành chính, chúng ta có thể coi biên giới hành chính đó là biên giới tạm thời và chấp nhận cho Ukraine gia nhập NATO với phần lãnh thổ mà họ kiểm soát tới thời điểm đó", ông Pavel nói với truyền thông địa phương ngày 19/8.

Tổng thống Séc viện dẫn trường hợp của Tây Đức để làm rõ quan điểm của mình. Đức đã bị chia đôi từ năm 1945. Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng tây Đức và tây Berlin, trong khi Liên Xô kiểm soát đông Đức và đông Berlin. 

Năm 1949, Mỹ, Anh và Pháp kết hợp các khu vực chiếm đóng của họ ở Tây Đức để thành lập một quốc gia mới, Cộng hòa Liên bang Đức. Liên Xô cũng thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức ở Đông Đức. Năm 1955, Tây Đức gia nhập NATO.

Ông Pavel cho rằng có thể áp dụng tương tự từ trường hợp của Tây Đức vào trường hợp của Ukraine hiện tại.

"Tôi nghĩ sẽ có một giải pháp hợp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế để Ukraine có thể gia nhập NATO mà không kéo khối quân sự này vào một cuộc xung đột trực tiếp với Nga", Tổng thống Cộng hòa Séc nói.

Theo đài RT, ông Pavel là người có lập trường cứng rắn với Nga, thúc đẩy các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn với Moscow. Tổng thống Cộng hòa Séc cho rằng "gần như không có giới hạn" với các loại vũ khí mà các quốc gia phương Tây gửi cho Ukraine.

Nga chưa bình luận về tuyên bố của Tổng thống Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, từ lâu Moscow đã phản đối việc NATO tiếp tục mở rộng về phía đông, và việc Ukraine muốn gia nhập khối này là một trong những nguyên nhân chính gây ra xung đột Nga - Ukraine. 

Một trong những điều kiện mà Nga đưa ra để ngồi vào bàn đàm phán với Ukraine (trước thời điểm Kiev tấn công vùng Kursk của Nga) là Ukraine phải trở thành quốc gia trung lập và hạn chế quy mô quân đội.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev từng cảnh báo, việc Ukraine gia nhập NATO sẽ là lời tuyên chiến với Moscow. Ông Medvedev cũng nhấn mạnh rằng việc Mỹ và phương Tây trang bị vũ khí cho Kiev có thể dẫn đến thảm họa hạt nhân.

Ukraine giữ kín mọi thông tin về cuộc tấn công vùng Kursk của Nga, không chia sẻ với bất kỳ đối tác phương Tây nào cho đến khi chiến dịch thực sự diễn ra, báo Mỹ Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN