Nước mắt của ông Kim Jong Un: "Món quà" cho ông Trump trước thềm bầu cử?
Hôm 10.10, trong lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên, người ta chứng kiến một trong những lần hiếm hoi ông Kim Jong Un rơi nước mắt.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un khóc trong lễ duyệt binh hôm 10.10 tại Bình Nhưỡng (ảnh: KCNA)
Giới quan sát cho rằng, việc Chủ tịch Triều Tiên khóc trong khi phát biểu cho thấy áp lực mà ông phải gánh chịu và các lệnh trừng phạt cứng rắn từ chính quyền Tổng thống Trump đang phát huy tác dụng.
Trong bài phát biểu, ông Kim Jong Un gạt nước mắt và xin lỗi người dân vì chưa mang lại cho họ đời sống kinh tế tốt hơn như kế hoạch định ra trước đó.
“Người dân đã đặt niềm tin cao như trời và sâu như biển vào tôi, nhưng tôi chưa thể đền đáp các bạn một cách xứng đáng. Sự nỗ lực của tôi là chưa đủ để giúp người dân vượt qua những khó khăn. Tôi thực sự xin lỗi vì điều đó”, ông Kim phát biểu.
Giới quan sát cho rằng, biểu hiện hiếm hoi của ông Kim là “món quà” tuyệt vời trong tháng 10 dành cho ông Trump.
Đầu năm 2019, cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên rơi vào bế tắc. Trước đó, Tổng thống Trump là người áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Triều Tiên và thuyết phục Trung Quốc tham gia gây sức ép, buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, một báo cáo của CIA cho rằng, ông Kim sẽ không bao giờ tự nguyện dừng chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã khiến kinh tế Triều Tiên tổn hại và gây thêm áp lực cho ông Kim Jong Un. Sự tàn phá của thiên tai và đặc biệt là dịch Covid-19 cũng khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.
Năm 2012, ông Kim tuyên bố sẽ thúc đẩy chương trình hạt nhân của Triều Tiên song song với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cuộc duyệt binh hôm 10.10 với màn phô diễn tên lửa mới, những giọt lệ rơi cho thấy lãnh đạo Triều Tiến mới chỉ đạt được mục tiêu đầu tiên, theo NewsWeek.
Ông Kim Jong Un và ông Trump trong một cuộc gặp (ảnh: BBC News)
“Đằng sau những giọt nước mắt, có thể thấy rằng ông Kim đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực”, Hong Min – chuyên gia cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc – nhận xét.
Theo một số chuyên gia, việc ông Kim bật khóc có thể là dấu hiệu cho thấy các lệnh trừng phạt của ông Trump đã phát huy tác dụng và cơ hội Triều Tiên giải trừ hạt nhân để đối lấy lợi ích kinh tế đến gần.
“Ông Trump và ông Kim có thể đạt được những thỏa thuận nhỏ để đi tới giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, với tính cách của Tổng thống Mỹ, ông ấy thường thích các thỏa thuận lớn”, Joseph Yun, cựu đặc phái viên của Mỹ về chính sách Triều Tiên, thành viên Viện Hòa bình Mỹ, nhận xét.
Trong bài phát biểu hôm 10.10, ông Kim Jong Un không hề nhắc tới Mỹ một lần nào – một dấu hiệu cho thấy Chủ tịch Triều Tiên không muốn gia tăng căng thẳng với Washington.
Dàn khí tài Triều Tiên phô diễn hôm 10.10 (ảnh: KCNA)
Ông Trump từng bị nhiều chuyên gia và nghị sĩ Mỹ nghi ngờ về khả năng chính trị cũng như ngoại giao của mình. Dưới thời ông Trump, một số đồng minh thân cận của Mỹ như Pháp, Đức cũng từng tỏ ra không hài lòng về cách giải quyết các vấn đề khá cứng rắn của Tổng thống Mỹ.
Tuy nhiên, một “chiến thắng” nhỏ khi gây sức ép với Triều Tiên bằng các lệnh trừng phạt là đủ để giúp ông Trump có thêm tín nhiệm trong cuộc đua bầu cử, theo NewsWeek.
Hôm 14.10, phát biểu trước các phóng viên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, tên lửa “quái vật” lớn nhất thế giới của Triều là không đáng lo ngại. Theo ông Pompeo, Triều Tiên đã lâu không thử nghiệm bất cứ tên lửa đạn đạo nào bởi e dè các lệnh trừng phạt từ chính quyền ông Trump.
Giới chuyên gia cho rằng, những phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ đưa ra không hề ngẫu nhiên.
Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ hôm 14.5 đưa ra những ý kiến khác hẳn nhau về chương trình hạt nhân...
Nguồn: [Link nguồn]