Nước đi khôn ngoan của TQ trong thực hiện thỏa thuận thương mại với Mỹ

Trong bối cảnh mối quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu dần, Trung Quốc vẫn có những nước đi được đánh giá là rất khéo léo nhằm tiếp tục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 – điều kiện tiên quyết giúp “đình chiến” thương mại.

Lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc được tổ chức hồi tháng 1.2020 (ảnh: SCMP)

Lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc được tổ chức hồi tháng 1.2020 (ảnh: SCMP)

Theo nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh vừa có hành động rất “tinh tế” khi chuyển việc mua các mặt hàng nông nghiệp của Mỹ như đậu tương, thịt lợn, từ Bộ Thương Mại sang Bộ Nông nghiệp.

Một quan chức giấu tên của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, việc mua nông sản Mỹ từ nay đã “nằm gọn trong tay” Bộ Nông nghiệp.

“Bộ Thương mại, cơ quan chủ chốt trong việc hỗ trợ các cuộc đối thoại thương mại với Mỹ hiện đang đang do Phó Thủ tướng Lưu Hạc đứng đầu từ giờ sẽ không trực tiếp tham gia vào các vụ dàn xếp thu mua, vận chuyển nông sản Mỹ”, quan chức giấu tên cho biết.

Sự điều chỉnh này cho thấy, việc mua bổ sung 32 tỷ USD nông sản Mỹ theo cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 hiện nay được Trung Quốc xem như một nhiệm vụ nhà nước kết hợp với nhu cầu trong nước và thị trường, chứ không còn là nhiệm vụ chính trị.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, Bắc Kinh vẫn coi thỏa thuận giai đoạn 1 là cách thức quan trọng để thể hiện thiện chí trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ leo thang. Bằng cách giao việc thu mua nông sản Mỹ cho Bộ Nông nghiệp, Trung Quốc có thể giảm bớt áp lực chính trị và đẩy nhanh tốc độ mua hàng.

Kế hoạch hoạt động năm 2020 của cơ quan hợp tác quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, họ sẽ thực hiện thỏa thuận giai đoạn 1 với Mỹ bằng cách gia tăng nhập khẩu, lấp đầy khoảng trống cung cầu trong nước.

Trung Quốc vừa muốn “nhẹ gánh” vừa muốn đẩy nhanh tốc độ mua nông sản Mỹ khi giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

Trung Quốc vừa muốn “nhẹ gánh” vừa muốn đẩy nhanh tốc độ mua nông sản Mỹ khi giao nhiệm vụ cho Bộ Nông nghiệp, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

Cui Fan – giáo sư tại Đại học Kinh tế Quốc tế (Bắc Kinh) – cho rằng, việc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 là yếu tố rất quan trọng giúp duy trì quan hệ Trung – Mỹ. Bắc Kinh cần hết sức bảo vệ thỏa thuận này.

Hôm 1.6, Reuters đưa tin Bắc Kinh đã yêu cầu một số công ty nông nghiệp tạm dừng nhập nông sản Mỹ. Đây được xem như một biện pháp đáp trả sau khi Mỹ tuyên bố chấm dứt quy chế đặc biệt đối với Hong Kong.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã mua thêm 200.984 tấn đậu tương Mỹ và muốn được giao hàng trước tháng 9. Đồng thời, Trung Quốc cũng đặt thêm 264.000 tấn đậu tương cho năm tiếp theo.

Fang Yan – thành viên Ủy ban triển vọng nông nghiệp Trung Quốc – cho rằng, giới quan sát không nên quá lo ngại về một số sự cố ngắn hạn đối với thỏa thuận thương mại, trong khi sức mua của Trung Quốc rất mạnh.

“Dù sao thì Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 30 triệu tấn đậu tương Mỹ mỗi năm. Sẽ là không dễ dàng nếu chúng tôi muốn tìm tới các nguồn cung khác”, ông Fang Yan cho biết.

Trong quý 1 năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 7,81 triệu tấn đậu tương Mỹ. Tuy nhiên, con số này mới chỉ bằng một nửa so với 15,4 triệu tấn đậu tương mà Trung Quốc nhập từ Mỹ 3 tháng đầu năm 2017. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn đang tụt lại khá xa so với lộ trình mua nông sản Mỹ nêu trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, theo SCMP.

Hôm 4.6, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết, Mỹ đã thấy một lượng lớn nông sản được Trung Quốc thu mua vài tuần vừa qua. Trước đó, Văn phòng Đại diện Thương mại và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ra thông báo chung, khẳng định Trung Quốc vẫn đang cố gắng theo đuổi lộ trình mua nông sản như đã cam kết.

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh lộ trình mua nông sản Mỹ, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

Trung Quốc sẽ đẩy nhanh lộ trình mua nông sản Mỹ, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

Huo Jianguo – cựu lãnh đạo một cơ sở nghiên cứu thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc – cho rằng, Bắc Kinh đang ráo riết thực hiện thỏa thuận giai đoạn 1 nhằm hạ thấp rủi ro Mỹ chấm dứt thỏa thuận như những gì ông Trump đe dọa trước đó.

“Chúng ta nên nhìn vào cả quá trình cố gắng thay vì chỉ tập trung vào một thời điểm nhất định trong việc thực hiện thỏa thuận. Ngay cả khi Trung Quốc không hoàn thành cam kết mua hàng trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi vẫn có thể kết thúc với 6 tháng cuối năm.

Quan trọng nhất là Mỹ - Trung nên tránh leo thang thêm căng thẳng và xung đột ngoại giao. Điều này sẽ chỉ gây thêm tổn hại cho cả 2 nước”, ông Cui Fan nhận định.

“Thực sự là đang có nhiều khó khăn ở thời điểm hiện tại mà chúng ta không thể cố tình lờ đi, điển hình là việc vận chuyển bị gián đoạn do đại dịch. Tuy nhiên, tình hình càng khó khăn thì Mỹ và Trung Quốc càng cần có sự biểu biết và hợp tác chặt chẽ hơn để khắc phục”, ông Cui nói thêm.

Trung Quốc vừa ”xuống nước”, nhưng căng thẳng Mỹ - Trung liệu có hạ nhiệt?

Việc Mỹ cấm các hãng hàng không vận chuyển hàng khách của Trung Quốc bay đến nước này kể từ ngày 16.6 là dấu hiệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN