Nữ thủ tướng New Zealand gặp rắc rối vì xinh đẹp

Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern rất nổi tiếng cả trong và ngoài nước bởi ngoài việc là một nữ chính khách, bà đã nhiều lần xuất hiện trên trang bìa của các tạp chí trong nước hoặc quốc tế.

Bà Jacinda Ardern

Bà Jacinda Ardern

Tuy nhiên, tại New Zealand gần đây đã phát động một phong trào mang tên “#TurnArdern” (úp các trang bìa có hình bà Ardern lại). Những người tham gia phong trào này cho rằng bà Thủ tướng đã dành quá nhiều thời gian cho việc chụp ảnh để lên bìa của những cuốn sách và tạp chí, thay vì tập trung vào quản lý đất nước. Họ muốn thông qua phong trào này giảm doanh số bán sách và tạp chí,yêu cầu Thủ tướng phải dành thời gian cho việc xử lý các vấn đề xã hội.

Theo “The Guardian”, sau khi Jacinda Ardern trở thành Thủ tướng vào tháng 10/2017, bà đã liên tiếp xuất hiện trên trang bìa tạp chí “Vogue” của Anh và Mỹ, “Australian Women's Weekly” của Australia cùng hàng chục tạp chí nổi tiếng trong nước và quốc tế khác; đồng thời bà cũng có tần suất xuất hiện trên tivi rất cao.

Bà Jacinda Ardern cùng bạn trai và con gái sau khi sinh

Bà Jacinda Ardern cùng bạn trai và con gái sau khi sinh

Có lẽ không bằng lòng trước việc đó, ông Colin Wilson, một thợ nề 66 tuổi, đã phát động phong trào “#TurnArdern” để kêu gọi mọi người hãy xoay vào trong hay úp mặt bất kỳ một cuốn sách hoặc tạp chí nào có hình bà Ardern trên trang bìa. Ông Wilson nói, đó là hành động biểu tình phản kháng ôn hòa. Đã có mấy trăm người hưởng ứng phong trào này này bằng cách đăng video ghi lại hành động của họ xoay lại bìa sách, lật úp sách có hình bà Ardern trên trang bìa, lên các trang mạng xã hội. “Mọi người muốn có một vị thủ tướng, không phải là một người mẫu thời trang. Nhiều người trong chúng tôi nghĩ rằng bà ấy dành nhiều thời gian cho việc chụp ảnh, chứ không phảicho quản lý đất nước”.

Cũng theo ông Colin Wilson, mục tiêu của chiến dịch “#TurnArdern” là ảnh hưởng đến doanh số của các tạp chí với hình bà Adern trên trang bìa, để bà dành thêm thời gian cho các vấn đề như cải thiện tình trạng nghèo đói của trẻ em hoặc khủng hoảng nhà ở.Tuy nhiên, cũng có những tin cho rằng phong trào “#TurnArdern” đã làm gia tăng khối lượng công việc cho các nhân viên nhà sách, nhân viên bán làm thời gian trong siêu thị và các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện những người phản đối mạnh mẽ phong trào “#TurnArdern”. Ông Colin Wilson không chỉ bị chỉ trích trên Internet, mà còn nhận được những lời đe dọa giết chết.

Bà Jacinda Ardern trở thành thủ tướng nổi tiếng trên quốc tế nhất trong lịch sử của New Zealand. Danh tiếng trên toàn cầu của bà đã khiến người New Zealand vốn không quen với sự chú ý của quốc tế có những cảm nhận khác nhau. Đồng thời cũng khiến bà Ardern dễ dàng trở thành mục tiêu của phe đối lập và những người phản đối. Họ chỉ trích bà quá chú ý đến các vấn đề quốc tế hơn là trong nước.

Nhà văn Michelle Duff, người chấp bút của cuốn tự truyện “Jacinda Ardern: Câu chuyện đằng sau một nhà lãnh đạo phi thường” (Jacinda Ardern: The Story Behind an Extraordinary Leader) cho bà Ardern, lập luận rằng “#TurnArdern” là một phong trào kì thị giới tính rõ ràng và nhằm “bắt phụ nữ im lặng” (silence women). Bà Michelle Duff nói, “#TurnArdern” chỉ là một biểu hiện khác của sự tích lũy căm ghét đối với phụ nữ. Thực tế là có nhiều người đàn ông cảm thấy bị đe dọa bởi hình ảnh của người phụ nữ mạnh mẽ này và họ thậm chí không thể nhìn vào mặt bà ấy”.

Nhìn lại lịch sử, bà Michelle Duff cho rằng đàn ông từ lâu đã cố gắng bắt phụ nữ im lặng; phụ nữ từng bị cấm đi bỏ phiếu, ý tưởng bị đánh cắp, quan điểm và tiếng nói trong các cuộc họp đã bị bỏ qua hoặc hạ xuống mức thấp nhất.

Bà Jacinda Ardern  xuất hiện trên rất nhiều bìa sách, tạp chí

Bà Jacinda Ardern  xuất hiện trên rất nhiều bìa sách, tạp chí

Mặc dù đã có hàng trăm người hưởng ứng phong trào“#TurnArdern”, nhưng doanh số bán cuốn tự truyện của bà Jacinda Ardern không những không bị ảnh hưởng mà còn 7 lần lọt vào top sách bán chạy nhất của New Zealand. Không chỉ vậy, phong trào “#TurnArdern” còn khiến cho những người ủng hộ Thủ tướng Jacinda Ardern phát động chiến dịch “#ReturnArdern” xoay lại các sách và tạp chí với hình bà Ardern làm bìa trước trên kệ.

Cựu Thủ tướng New Zealand, bà Helen Clark đã viết tweet cho rằng phong trào “#TurnArdern” đã phản tác dụng và đã giúp thúc đẩy phong trào “#ReturnArdern” ra đời, thậm chí có thể trở thành khẩu hiệu của Công Đảng New Zealand trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020.

Bà Jacinda Ardern (sinh ngày 26/7/1980) là Chủ tịch của Công Đảng New Zealand từ ngày 1/8/2017. Dưới sự lãnh đạo của bà, Công Đảng đã lần đầu tiên giành chiến thắng trước chính đảng truyền thống là Đảng Quốc gia trong 12 năm. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 23/9/ 2017, Công Đảng New Zealand đã giành được 46 ghế đứng sau Đảng Quốc gia của Bill English (giành được 56 ghế). Tuy nhiên, không có đảng nào giành đủ quá bán số ghế để thành lập chính phủ mới. Được sự ủng hộ của Đảng New Zealand First và Đảng Xanh, liên minh cầm quyền do Công Đảng lãnh đạo đã nắm tổng cộng 63 trong số 120 ghế quốc hội và đứng ra thành lập chính phủ. Bà Jacinda Ardern đã trở thành nữ thủ tướng thứ ba và là người trẻ nhất trong lịch sử New Zealand khi tròn 37 tuổi.

Nữ thủ tướng New Zealand gặp rắc rối vì xinh đẹp - 4Nữ thủ tướng New Zealand gặp rắc rối vì xinh đẹp - 4Nữ thủ tướng New Zealand gặp rắc rối vì xinh đẹp - 4

Nguồn: [Link nguồn]

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nữ Thủ tướng 34 tuổi, trẻ nhất thế giới

Không chỉ tài năng trong chính trường, Sanna Marin, nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới, còn sở hữu vẻ ngoài “hút hồn“ nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Thủy (Theo Upmedia) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN