Đảo chính ở Myanmar: Phe của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi lên tiếng

Sáng 1/2, nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi, Tổng thống Myanmar Win Myint, cùng một số lãnh đạo cấp cao của đảng cầm quyền NLD bị quân đội bắt giữ trong một cuộc đảo chính.

Nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters

Nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters

Theo Guardian, Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) hôm 1/2 ra tuyên bố, nói rằng bà Suu Kyi kêu gọi người dân phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar. 

"Hành động của quân đội là đang cố tái áp đặt chế độ độc tài. Tôi kêu gọi mọi người không chấp nhận điều này, hãy toàn tâm toàn ý phản đối cuộc đảo chính này", một tuyên bố nhân danh nữ lãnh đạo Myanmar nêu rõ. 

Truyền hình quân đội sáng 1/2 tuyên bố, quân đội sẽ nắm quyền kiểm soát đất nước ít nhất một năm, với quyền lực được giao cho Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, tướng Min Aung Hlaing. Truyền hình quân đội cũng tuyên bố đã ban bố tình trạng khẩn cấp và bắt giữ các lãnh đạo cấp cao trong chính phủ do "gian lận" trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. 

Điện thoại di động và Internet ở thủ đô Yangon đều bị ngắt vào sáng 1/2. Các xe tải quân sự, có cả xe chở hàng rào dây thép gai, đỗ bên ngoài Tòa Thị chính. Đài truyền hình nhà nước MRTV cho biết, họ không thể phát sóng. Các ngân hàng cũng bị đóng cửa trên toàn quốc. 

Vụ đảo chính của quân đội Myanmar nhanh chóng bị các lãnh đạo thế giới lên án. 

Jen Psaki, Thư ký Báo chí Nhà Trắng, cho biết, Mỹ kịch liệt phản đối "mọi nỗ lực nhằm thay đổi kết quả các cuộc bầu cử gần đây hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar và sẽ có hành động chống lại những người gây ra đảo chính nếu tình hình không thay đổi". 

Tân Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, cũng kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và một số quan chức cấp cao khác, bao gồm cả Tổng thống Myanmar Win Myint. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, những diễn biến ở Myanmar là "đòn giáng nghiêm trọng vào các nhà cải cách dân chủ" ở quốc gia Đông Nam Á này. 

Trong tuần qua, có nhiều lo ngại cho rằng, quân đội sẽ chuẩn bị có động thái tranh giành quyền lực. Quân đội Myanmar cáo buộc có "gian lận" bầu cử trên diện rộng trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái.  

Nhân vật quyền lực đứng sau đảo chính quân sự, bắt giữ lãnh đạo Myanmar

Tướng Min Aung Hlaing (64 tuổi), Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, còn được gọi là “tư lệnh tối cao” vì nắm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN