Nóng: Myanmar sa thải đại sứ cầu cứu Liên Hiệp Quốc
Truyền hình nhà nước Myanmar hôm 27-2 cho biết Đại sứ Kyaw Moe Tun bị sa thải, một ngày sau khi ông thúc giục Liên Hiệp Quốc sử dụng “bất kỳ phương tiện cần thiết nào” để ngăn cuộc đảo chính quân sự tại nước này.
Theo hãng tin Reuters, đài truyền hình nhà nước MRTV cho rằng ông Kyaw Moe Tun đã "phản bội đất nước và lên tiếng cho một tổ chức không chính thức, không đại diện cho đất nước cũng như đã lạm dụng quyền lực và trách nhiệm của một đại sứ".
Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun phát biểu trong cuộc họp. Ảnh: Reuters
Việc việc xảy ra sau khi Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun nói với Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 26-2 rằng ông đang phát biểu thay mặt chính quyền của bà Aung San Suu Kyi và kêu gọi cơ quan này sử dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại quân đội Myanmar, đảm bảo an toàn và an ninh cho người dân.
Đại sứ Kyaw Moe Tun nhấn mạnh ông sẽ sát cánh cùng những người tiếp tục "đấu tranh cho chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân", đồng thời kết thúc bài phát biểu bằng cách giơ 3 ngón tay, dấu hiệu thường xuất hiện trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết Washington sẽ tiếp tục thực hiện các hành động phối hợp chặt chẽ với đồng minh và đối tác. Mỹ, Anh cùng một số quốc gia kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào chính quyền quân sự Myanmar.
Cảnh sát được triển khai ngăn chặn người biểu tình. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc cho rằng cộng đồng quốc tế tôn trọng chủ quyền của Myanmar và tránh làm gia tăng căng thẳng.
Trong diễn biến tại Myanmar, cảnh sát đã phát động cuộc trấn áp quy mô lớn sau 3 tuần biểu tình chống chính quyền quân sự hôm 27-2 tại các thị trấn và thành phố trên khắp Myanmar. Vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình khiến một phụ nữ bị thương và hàng chục người bị giam giữ.
Người biểu tình bị bắt giữ tại Myanmar. Ảnh: Reuters
Quốc gia Đông Nam Á này rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội nắm quyền vào ngày 1-2, bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nhiều lãnh đạo trong đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái.
Trong khi đó, thông tin về nơi ở của bà Suu Kyi càng gây lo ngại hôm 26-2 khi trang Myanmar Now dẫn lời các quan chức trong đảng NLD cho biết bà đã bị chuyển nơi quản thúc sang một địa điểm bí mật khác.
Hôm 26.2, U Thein Soe – Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên minh do quân đội Myanmar chỉ định (UEC) – tuyên bố hủy bỏ kết quả...
Nguồn: [Link nguồn]