Nông dân Trung Quốc tìm thấy hóa thạch khủng long đang “yên giấc ngàn thu”

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Khoảng 125 triệu năm trước, hai con khủng long đang nằm ngủ say bên ở hang ngầm dưới lòng đất và bị chôn sống tại đó, có thể do hoạt động phun trào của núi lửa, một nghiên cứu mới cho biết.

Đây là loài khủng long hoàn toàn mới, được đặt tên là Changmiania liaoningensis.

Đây là loài khủng long hoàn toàn mới, được đặt tên là Changmiania liaoningensis.

Theo Live Science, một nông dân ở tỉnh Liêu Ninh, phía đông bắc Trung Quốc là người tình cờ tìm thấy hai xác khủng long đang ngủ say còn nguyên vẹn.

Đáng chú ý, hai con khủng long là loài hoàn toàn mới, được các nhà nghiên cứu đặt tên là Changmiania liaoningensis, nghĩa là yên giấc ngàn thu ở Liêu Ninh theo tiếng Trung.

Hai xác khủng long còn nguyên vẹn dài khoảng 1,1 mét. Xác khủng long hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng cổ sinh vật học Liêu Ninh.

Nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế đến từ Argentina và Bỉ đã cùng các đồng nghiệp Trung Quốc hiện đang nghiên cứu về sinh vật “yên giấc ngàn thu” độc đáo này.

“Hai con khủng long Changmiania liaoningensis bị mắc kẹt trong chính hang ngầm nơi chúng đang nghỉ ngơi. Đó là lý do tại sao chúng đang nằm trong tư thế ngủ say và hoàn toàn nguyên vẹn”, các nhà nghiên cứu viết.

Changmiania liaoningensis bị chôn sống ngay trong hang ngầm chúng đào dưới lòng đất.

Changmiania liaoningensis bị chôn sống ngay trong hang ngầm chúng đào dưới lòng đất.

Nhóm nghiên cứu xác định C. liaoningensis là loài khủng long ăn cỏ thuở ban đầu, đi bằng hai chân, giống như Iguanodon và hadrosaurs, hoặc như khủng long mỏ vịt.

Đôi chân sau của C. liaoningensis rất mạnh mẽ, đuôi của chúng dài và cứng, dấu hiệu cho thấy chúng chạy rất nhanh, các nhà nghiên cứu cho biết. Bên cạnh đó, C. liaoningensis cũng đào hang rất giỏi. Đây là tập tính không phổ biến trong các loài khủng long.

“C. liaoningensis biết đào hang như những con thỏ ngày nay”, nhà cổ sinh vật học Pascal Godefroit đến từ Viện Nghiên cứu Hoàng gia Bỉ cho biết. "Cổ và cẳng tay của chúng rất ngắn nhưng khỏe, bả vai là đặc điểm của động vật có xương sống biết  đào hang và đỉnh mõm giống như một cái xẻng”.

Một dấu hiệu khác là hàng chục viên sỏi nhỏ được tìm thấy gần dạ dày của một trong những cá thể C. liaoningensis.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những viên sỏi này có thể là thức ăn trong dạ dày hoặc đá mà chúng cố ý nuốt phải để giúp nghiền thức ăn trong quá trình tiêu hóa.

Nhóm nghiên cứu có kế hoạch đến gặp nông dân tìm thấy xác khủng long để tìm hiểu thêm về địa chất ở nơi hai con khủng long này “yên giấc ngàn thu”.

Quái thú khổng lồ sống ở rừng rậm Amazon, sở hữu bộ móng vuốt cực kỳ nguy hiểm

Nhiều thế hệ thổ dân Amazon vẫn thường truyền tai nhau về một loài quái vật đi bằng hai chân như người, thân thể phủ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Live Science ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN