Nỗi sợ trở thành “nô lệ tình dục” của đội bóng đá nữ Afghanistan sau khi Taliban nắm quyền

Các nữ cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ Afghanistan nói rằng họ đối mặt với nguy cơ bị đánh đập, trở thành nô lệ tình dục dưới thời Taliban.

Zemarai hiện là huấn luyện viên thủ môn của đội tuyển nữ Afghanistan.

Zemarai hiện là huấn luyện viên thủ môn của đội tuyển nữ Afghanistan.

Bóng đá là môn thể thao rất phổ biến ở Afghanistan. Các ngôi sao bóng đá trở nên rất nổi tiếng và được biết đến rộng rãi.

Dưới thời Taliban cầm quyền giai đoạn đầu tiên (1996-2001), nhiều môn thể thao bị cấm, bao gồm cả bóng đá. Phụ nữ không được rời khỏi nhà nếu không có người thân là nam giới đi cùng.

Ngày nay, nhiều ngôi sao bóng đá nữ Afghanistan đang lẩn trốn vì Taliban quay trở lại nắm quyền. Nhiều cô gái sợ bị bắt và bị các tay súng Taliban đánh đập, theo Daily Mail.

Huấn luyện viên thủ môn Wida Zemarai nói trên báo Thụy Điển: “Thật tồi tệ khi nghĩ về những chuyện sắp tới. Taliban chỉ coi phụ nữ như nô lệ tình dục và tra trấn họ”.

Zemarai cùng gia đình rời Afghanistan năm 1992, khi cuộc nội chiến xảy ra. Cô quay trở về nước, tham gia đội tuyển nữ với vị trí thủ môn vào năm 2014. Hiện nay, Zemarai là huấn luyện viên thủ môn và duy trì liên lạc với nhiều nữ cầu thủ đang ở Afghanistan.

Popai từng là đội trưởng, thi đấu cho tuyển nữ Afghanistan từ năm 2007 - 2011.

Popai từng là đội trưởng, thi đấu cho tuyển nữ Afghanistan từ năm 2007 - 2011.

Cô nói: “Các tay súng Taliban mà nhận ra bất kì một nữ cầu thủ nào. Họ sẽ tra trấn, ép phải nói ra nơi ở của những người khác”.

Cựu đội trưởng Khalida Popal, người rời Afghanistan vào năm 2011, nói cô hằng đêm mất ngủ khi nghĩ về các đồng đội ở quê nhà.

Popal năm nay 34 tuổi, nói cô đã khuyên các nữ cầu thủ nên rời khỏi nhà, đốt các bức ảnh và áo đấu, cố gắng xóa sạch quá khứ.

“Tôi khuyến khích họ xóa tài khoản mạng xã hội, tạm thời ẩn náu, tốt nhất là nên đốt cả áo thi đấu”, Popal nói. “Cuộc sống của họ đang gặp nguy hiểm”.

Đó là những gì Popal từng trải qua ở tuổi thiếu niên, khi Taliban chiếm Kabul năm 1996. Cô sống ở một trại tị nạn tại Pakistan sau khi rời Kabul.

Năm 2007, Popal thi đấu cho đội tuyển bóng đá nữ Afghanistan. Sau khi nghỉ thi đấu vào năm 2011, cô là thành viên trong Liên đoàn Bóng đá Afghanistan. Lời đe dọa của những kẻ cực đoan khiến Popal chuyển tới sống tị nạn ở Đan Mạch vào năm 2016.

Đội trưởng hiện tại, Shabnam Mobarez, đã chuyển sang Mỹ sinh sống.

Đội trưởng hiện tại, Shabnam Mobarez, đã chuyển sang Mỹ sinh sống.

Sau khi Taliban quay trở lại nắm quyền, Popal nói bản thân cô cũng đang bị đe dọa. Nhưng cô không bỏ rơi các nữ cầu thủ Afghanistan.

“Họ đang lẩn trốn. Đa số đã rời nhà tới ở tạm nhà họ hàng, tránh ra ngoài để hàng xóm phát hiện. Họ rất sợ hãi. Các tay súng Taliban ở khắp nơi”, Popal nói.

Trong khi đó, đội trưởng hiện tại, Shabnam Mobarez, 25 tuổi, đã chuyển tới sống ở Mỹ. Cô đề nghị FIFA can thiệp về tình hình đáng lo ngại ở quê nhà.

“Các đồng đội của tôi vẫn ở Afghanistan. Tôi không biết họ có thể thoát được không. Liệu FIFA có thể giúp đỡ”, cô nói.

Mobarez nói Liên đoàn Bóng đá Afghansitan đã từ bỏ đội tuyển nữ, nhiều quan chức bỏ đi sau khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước.

Bất ngờ danh tính người mắc kẹt ở buồng càng máy bay Mỹ sơ tán khỏi Afghanistan

Danh tính người Afghanistan tử vong trong buồng càng máy bay vận tải quân sự C-17 của Mỹ, sau khi máy bay hạ cánh xuống Qatar,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Phong trào Hồi giáo Taliban Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN