Nô lệ tình dục TQ kể cảnh bị lính Nhật hãm hiếp thời chiến
Chỉ còn 14 trong hàng ngàn phụ nữ bị ép trở thành nô lệ tình dục thời Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trong Thế chiến 2 là còn sống đến ngày nay.
Ước tính có hàng trăm ngàn phụ nữ Trung quốc bị ép trở thành nô lệ tình dục thời chiến.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), hai chị em ở độ tuổi ngoài 90 ở miền trung Trung Quốc mới đây đã lên tiếng kể về quãng thời gian bị buộc trở thành “phụ nữ giải khuây” trong Thế chiến 2.
Ước tính có 200.000 phụ nữ Trung Quốc trở thành nô lệ tình dục trong giai đoạn này, chỉ có 14 người vẫn còn sống đến ngày nay.
Peng Renshou, 94 tuổi và em gái Peng Zhuying, 90 tuổi sống ở thành phố Yueyang, ở tỉnh Hồ Nam. Họ được tìm thấy bởi các tình nguyện viên đến từ một bảo tàng ở phía đông Trung Quốc, nơi kỷ niệm vụ thảm sát Nam Kinh.
Các tình nguyện viên thu thập câu chuyện trong chuyến đi đến Yueyang và từ đó gặp được hai bà cụ họ Peng. Hai cụ bà luôn từ chối kể câu chuyện của mình cho đến khi gặp các tình nguyện viên.
Bà Peng Renshou, 94 tuổi, bị đưa vào nhà thổ phục vụ binh lính Nhật từ năm 1939.
Bà Peng Renshou nói mình bị quân Nhật bắt vào năm 1939 và được đưa đến một nơi giống như nhà thổ phục vụ lính Nhật, khi đó bà mới 14 tuổi. Bà Peng kể rằng mình bị cưỡng hiếp liên tục, cho đến khi bị ném ra ngoài đường vì ốm.
Bà Peng lại bị bắt khi hồi phục, và còn bị lính Nhật đâm dao vào người vì không đáp ứng yêu cầu. Bà Peng sau này gia nhập lực lượng dân quân địa phương chống Nhật.
Bà Peng Zhuying thì bị mù bởi vũ khí hóa học vào năm 1938. Bà bị đưa vào nhà thổ của quân đội năm 1994 và bị hãm hiếp nhiều lần.
Peng Zhuying bị mù mắt trong chiến tranh và bị đưa vào nhà thổ.
Cho đến nay, Nhật Bản vẫn từ chối xin lỗi về việc bắt phụ nữ trở thành nô lệ tình dục thời chiến. Điều này khiến quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc thường căng thẳng.
Các nhà hoạt động Hàn Quốc ước tính có 200.000 nạn nhân nước này bị ép làm nô lệ tình dục thời chiến. Con số này tương tự giống như ở Trung Quốc.
Trung Quốc lần đầu kỷ niệm thảm sát Nam Kinh vào ngày 13.12.2014 và hoạt động kỷ niệm diễn ra hàng năm. Ước tính số dân thường Trung Quốc thiệt mạng ở Nam Kinh vào khoảng 200.000-300.000 người, trong giai đoạn từ tháng 12.1937 đến tháng 1.1938.
Chính quyền thành phố Seoul và trung tâm nhân quyền thuộc Đại học Quốc gia Seoul mới đây công bố hình ảnh thảm sát nô...