Niger và 2 đồng minh Tây Phi thành lập liên minh phòng thủ chung

Ba quốc gia Tây Phi, từng là thuộc địa của Pháp, đã thành lập một liên minh an ninh chung. 

Ông Ibrahim Traoré, lãnh đạo chính quyền quân sự Burkina Faso, và người đồng cấp Mali, Assimi Goïta. Ảnh: Mali Online TV

Ông Ibrahim Traoré, lãnh đạo chính quyền quân sự Burkina Faso, và người đồng cấp Mali, Assimi Goïta. Ảnh: Mali Online TV

Al Jazeera đưa tin, Niger, Mali và Burkina Faso ngày 16/9 đã ký một hiệp ước phòng thủ chung, thiết lập "Liên minh các nước vùng Sahel" để giúp đỡ lẫn nhau chống lại mối đe dọa tiềm ẩn từ các cuộc nổi dậy vũ trang hoặc can thiệp quân sự. 

Hiệp ước phòng thủ chung này quy định các bên ký kết phải hỗ trợ lẫn nhau, bao gồm cả về quân sự, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vào bất cứ nước nào trong 3 nước này. 

"Bất kỳ cuộc tấn công nào xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một hoặc nhiều bên ký kết hiệp ước sẽ bị coi là hành động gây hấn với các nước còn lại", hiệp ước nêu rõ. Nó cũng quy định 3 nước Tây Phi phải hợp tác để ngăn chặn hoặc giải quyết triệt để các cuộc nổi dậy vũ trang. 

"Hôm nay, tôi đã ký với lãnh đạo Burkina Faso và Niger bản hiến chương Liptako-Gourma, thành lập Liên minh các nước vùng Sahel, với mục đích thiết lập một khuôn khổ phòng thủ tập thể và hỗ trợ lẫn nhau", tướng Assimi Goita, lãnh đạo chính quyền quân đội Mali, viết trên mạng xã hội X (Twitter trước đây) ngày 16/9. 

Vùng Liptako-Gourma, nơi giao nhau giữa biên giới Niger, Mali và Burkina Faso, luôn bất ổn bởi các cuộc nổi dậy vũ trang trong những năm gần đây. 

"Liên minh này sẽ là sự kết hợp các nỗ lực quân sự và kinh tế giữa 3 nước", Bộ trưởng Quốc phòng Mali Abdoulaye Diop nói với các phóng viên ở Bamako, thủ đô của Mali. "Ưu tiên của chúng tôi là cuộc chiến chống khủng bố ở 3 nước". 

Năm 2012, một cuộc nổi dậy vũ trang nổ ra ở miền bắc Mali. Năm 2015, cuộc nổi dậy này lan sang Niger và Burkina Faso. 

Cả 3 quốc gia đều là thành viên một lực lượng chung của nhóm G5 (Group 5) vùng Sahel - do Pháp hỗ trợ - được thành lập năm 2017 để đối phó các nhóm vũ trang có liên kết với các tổ chức khủng bố như al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Niger, Mali và Burkina Faso đều trải qua các cuộc đảo chính quân sự từ năm 2020. Gần đây nhất, Niger chứng kiến cuộc binh biến, lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Bazoum, một nhà lãnh đạo thân phương Tây. 

Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) đe dọa can thiệp quân sự vào Niger hậu đảo chính, nhưng khối này vẫn ưu tiên phương pháp ngoại giao. 

Mali và Burkina Faso lập tức phản ứng trước lời đe dọa của ECOWAS bằng cách tuyên bố rằng, bất kỳ hoạt động nào của khối can thiệp vào Niger sẽ được coi là lời "tuyên chiến" nhằm vào 2 nước này. 

Quan hệ giữa Pháp và 3 nước Tây Phi từng là thuộc địa của Paris đã xấu đi kể từ khi các cuộc đảo chính nổ ra. Pháp buộc phải rút quân khỏi Mali và Burkina Faso, đồng thời đang trong tình trạng bế tắc với chính quyền quân sự Niger. Lãnh đạo quân sự Niger và những người biểu tình ủng hộ đảo chính đã yêu cầu Pháp rút 1.500 binh sĩ nước này về nước. Đại sứ Pháp ở Niger cũng bị yêu cầu trục xuất khỏi quốc gia Tây Phi. Tuy nhiên, Paris đã bác bỏ các yêu cầu này vì không công nhận chính quyền quân sự mới.

Diễn biến mới về hoạt động của quân đội Mỹ ở Niger

Mỹ đã đạt được thỏa thuận với chính quyền quân sự Niger về một số hoạt động ở 2 căn cứ không quân tại quốc gia Tây Phi. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Niger Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN