Niger: Cựu thủ lĩnh phiến quân phát động chống quân đội đảo chính

Dấu hiệu phản kháng đảo chính đầu tiên xuất hiện ở Niger, khi một cựu thủ lĩnh phiến quân tuyên bố lập phong trào chống lại chính quyền quân sự ở nước này.

Tướng Abdourahmane Tiani (chính giữa ảnh) – người đang lãnh đạo chính quyền quân sự ở Niger (ảnh: Reuters)

Tướng Abdourahmane Tiani (chính giữa ảnh) – người đang lãnh đạo chính quyền quân sự ở Niger (ảnh: Reuters)

Hôm 9/8, ông Rhissa Ag Boula – cựu thủ lĩnh phiến quân và là chính trị gia ở Niger – tuyên bố, phong trào Hội đồng Kháng chiến vì nền Cộng hòa (CRR) của ông sẽ chống lại quân đội và khôi phục quyền lực cho Tổng thống Niger Bazoum.

“Niger đang trở thành nạn nhân của một thảm kịch được dàn dựng bởi chính những người có trách nhiệm bảo vệ đất nước”, ông Boula tuyên bố.

“CRR sẽ hỗ trợ ECOWAS và bất kỳ chủ thể quốc tế nào tìm cách khôi phục trật tự hiến pháp cho Niger”, ông Boula nói.

Ông Boula nhấn mạnh, CRR hoàn toàn ủng hộ Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS). Khối 15 thành viên này trước đó cảnh báo có thể can thiệp quân sự nếu quân đội Niger không trao trả quyền lực cho Tổng thống Boula.

Phong trào CRR được thành lập 2 tuần sau khi quân đội Niger tiến hành đảo chính và thiết lập chính quyền quân sự (26/7).

Ông Boula, 66 tuổi, từng giữ chức Bộ trưởng Du lịch Niger giai đoạn 1996-1999 và 1999-2004.

Năm 2008, ông Boula thành lập phiến quân FFR, một phong trào nổi dậy chống chính phủ. Một năm sau, FFR tham gia đàm phán hòa bình, chấm dứt xung đột ở Niger. Ông Boula tiếp tục hoạt động chính trị và trở thành nhân vật có ảnh hưởng lớn ở miền Bắc Niger.

Theo Reuters, tầm ảnh hưởng của ông Boula đủ để khiến quân đội Niger lo ngại.

CRR hôm 9/8 tiết lộ, một số quan chức Niger đã tham gia phong trào nổi dậy của ông Boula. Những cái tên được giữ bí mật vì lý do an toàn.

Hôm 8/8, chính quyền quân sự Niger đã từ chối tiếp các phái đoàn đàm phán từ Liên hợp quốc và một số nước châu Phi. Niger cũng đóng cửa không phận từ ngày 6/8 trước nguy cơ bị can thiệp.

Quân đội Niger tuyên bố sẽ “phản ứng ngay lập tức và quyết liệt” nếu không phận bị xâm phạm.

Người dân Niger tuần hành, tuyên bố ủng hộ quân đội (ảnh: Reuters)

Người dân Niger tuần hành, tuyên bố ủng hộ quân đội (ảnh: Reuters)

Ngày 10/8, các nhà lãnh đạo ECOWAS dự kiến sẽ họp để thảo luận về khả năng can thiệp vào Niger.

ECOWAS bao gồm 15 nước ở khu vực Tây Phi là Cape Verde, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Ghana, Bờ biển Ngà, Niger, Nigeria và Togo.

Mali và Burkina đã bị ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên. 2 nước này trước đó cảnh báo sẽ coi bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Niger là lời tuyên chiến. Mali và Burkina cũng kêu gọi Liên hợp quốc ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào nhằm vào Niger.

Niger là nước xuất khẩu uranium lớn thứ 7 thế giới. Quốc gia này có vị trí chiến lược về an ninh ở Tây Phi, theo Reuters.

Khối Tây Phi chuẩn bị lực lượng ra sao trước khả năng can thiệp quân sự ở Niger?

Khối Tây Phi có thể huy động 25.000 quân cho kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger, truyền thông Pháp đưa tin hôm 8/8.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN