Niger có thể thành lập lực lượng dân quân tình nguyện đối phó khả năng ECOWAS can thiệp

Người dân ủng hộ chính quyền quân sự ở Niger đang có những động thái chuẩn bị trước khả năng các nước láng giềng Tây Phi can thiệp quân sự.

Các thành viên lực lượng an ninh Niger.

Các thành viên lực lượng an ninh Niger.

Người dân sống ở thủ đô Niamey của Niger đã kêu gọi thành lập lực lượng tình nguyện hỗ trợ chính quyền quân sự, theo báo Pháp El Pais.

Diễn biến mới xuất hiện sau khi Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) vẫn tuyên bố cứng rắn, khẳng định không chấp nhận một chính phủ do quân đội đứng sau ở nước thành viên.

Một nhóm các cư dân địa phương ủng hộ chính quyền quân sự đã đưa ra sáng kiến, đặt mục tiêu chiêu mộ hàng chục ngàn dân quân tình nguyện để hỗ trợ quân đội chiến đấu.

Amsarou Bako, một trong những người đưa ra sáng kiến, nói lực lượng tình nguyện cũng sẽ tham gia hỗ trợ y tế, hậu cần, kỹ thuật cho quân đội.

"Đó là điều tất yếu. Chúng tôi cần sẵn sàng với những gì có thể xảy ra", Bako nói. Quá trình chiêu mộ sẽ bắt đầu vào ngày 19/8 ở thủ đô Niamey và ở các thành phố khác, nơi các quốc gia Tây Phi có thể đưa quân tới đầu tiên, bao gồm khu vực biên giới giáp Nigeria và Benin.

Bất kì ai trên 18 tuổi đều có thể đăng ký tham gia, Bako nói. Danh sách sau đó được chuyển cho chính quyền quân sự để chờ triệu tập nếu có lệnh. Chính quyền quân sự đã biết về sáng kiến này, Bako cho biết.

Căng thẳng giữa chính quyền quân sự Niger và Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chính quyền quân sự một mặt ngỏ ý sẵn sàng đàm phán, mặt khác đưa ra tuyên bố sẽ truy tố Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum. Phe đảo chính cũng rút đại sứ ở Bờ Biển Ngà về nước. Bờ Biển Ngà nằm trong số các quốc gia Tây Phi ủng hộ can thiệp quân sự.

Các lãnh đạo quân sự ECOWAS đã xác nhận sẽ họp ở Accra, thủ đô Ghana trong hai ngày 17 và 18/8 để bàn về kế hoạch can thiệp cuối cùng.

Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ ECOWAS can thiệp quân sự sẽ thổi bùng một cuộc nội chiến kéo dài ở Niger mà hệ quả là khu vực càng trở nên mất an ninh và chìm trong đói nghèo.

Thông tin chi tiết về lực lượng tình nguyện ở Niger vẫn chưa rõ ràng, nhưng đại đa số người dân đều lo ngại nguy cơ quốc gia bị các nước láng giềng tấn công.

Burkina Faso, quốc gia đồng minh Niger, trước đây cũng đã huy động lực lượng tình nguyện để đối phó các tổ chức Hồi giáo cực đoan.

"Lực lượng tình nguyện Niger sẽ chiến đấu chống lại sự can thiệp từ bên ngoài", Bako nói trên AP.

Nhà Trắng lên tiếng trước thời hạn ECOWAS đưa ra quyết định cuối cùng về can thiệp quân sự

Các lãnh đạo quân sự Tây Phi đã ấn định nhóm họp trong hai ngày 17 và 18/8 ở thủ đô Accra, Ghana để "chốt" kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - El Pais ([Tên nguồn])
Đảo chính ở Niger Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN