Những trường hợp bệnh nhân Covid-19 bị chính hệ miễn dịch của mình "phản bội"

Nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 không chỉ bởi virus mà nhiều trường hợp lại là do chính hệ miễn dịch của cơ thể.

Một người đàn ông 43 tuổi nhập viện tại Paris ngày 17.3, Covid-19 được phát hiện đã tấn công xuống phổi của người này. 2 ngày sau, tình trạng của người đàn ông bắt đầu chuyển biến xấu và gần như không thể thở. Các bác sĩ cho biết, cơ thể của người này đang trong “cơn bão cytokine”, một phản ứng nguy hiểm khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với sự xâm nhập của Covid-19.

Hiện tượng “tự hủy” tế bào phổi của của hệ miễn dịch đã trở nên quá phổ biến trong dịch Covid-19. Việc nghiên cứu về hiện tượng này giúp cho các nhà khoa học tìm ra các loại thuốc ức chế phản ứng của hệ miễn dịch và tìm ra giải pháp cứu sống nhiều bệnh nhân.

Khi cơ thể bị Covid-19 xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ được báo động và bắt đầu tấn công mầm bệnh xâm nhập.

Thông thường, phản ứng tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập diễn ra càng mạnh thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh càng nhanh, tuy nhiên, ở bệnh nhân nhiễm Covid-19, điều này có thể gây nguy hiểm. Ngay cả khi virus bị đánh bại, hệ thống miễn dịch vẫn không ngừng hoạt động.

Một người phụ nữ đi qua bức bích họa cổ động phòng chống Covid-19 (ảnh: AP)

Một người phụ nữ đi qua bức bích họa cổ động phòng chống Covid-19 (ảnh: AP)

“Đối với hầu hết bệnh nhân nhiễm Covid-19, đó là điều sẽ xảy ra”, Tiến sĩ Randy Cron, chuyên gia nghiên cứu về cytokine Đại học Alabama, Birmingham (Anh), cho biết.

Cytokine là các protein được hệ thống sử dụng như tín hiệu báo động. Khi virus xâm nhập cơ thể, cytokine cung cấp thông tin để các tế bào miễn dịch tới tấn công vị trí nhiễm virus.

Tuy nhiên, ở các bệnh nhân nhiễm Covid-19, cytokine được giải phóng một cách tự do đến phổi mà không có bất cứ sự điều hòa nào. Vì vậy, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công liên tục các tế bào nhiễm virus và tế bào khỏe mạnh cũng sẽ là mục tiêu. Hiện tượng này được giới khoa học gọi là “bão cytokine”.

Trong nỗ lực sai lầm của của mình, hệ miễn dịch không chỉ tấn công phổi mà còn cả gan và một số cơ quan nội tạng khác, cuối cùng dẫn đến tử vong ở người bệnh.

Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 được đưa khỏi Paris nhằm giảm tải cho bệnh viện (ảnh: AP)

Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 được đưa khỏi Paris nhằm giảm tải cho bệnh viện (ảnh: AP)

Ở một số bệnh nhân trẻ tuổi, virus có thể nhanh chóng bị tiêu diệt nhưng họ lại có thể tử vong vì không chịu nổi hội chứng suy hô hấp cấp, gây ra bởi hiện tượng “tự hủy” tế bào phổi của hệ miễn dịch.

“Báo cáo từ Trung Quốc và Italia đã đề cập nguyên nhân gây tử vong ở các bệnh nhân nhiễm virus trẻ tuổi là do suy hô hấp cấp. Rất có thể họ đã gặp “cơn bão cytokine”, Tiến sĩ Cron cho biết.

Trong các trường hợp bệnh nhân gặp phải “bão cytokine”, các bác sĩ sẽ cho họ sử dụng những loại thuốc có thể làm dịu phản ứng của hệ miễn dịch. Điển hình là trong trường hợp của bệnh nhân 42 tuổi ở Paris nói trên.

“Bão cytokine” thường xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Covid-19 xâm nhập vào phổi. Nếu các bác sĩ phát hiện ra hiện tượng này càng sớm thì khả năng hồi phục của bệnh nhân càng cao. Nếu phát hiện quá muộn, hiện tượng này sẽ vượt quá tầm kiểm soát hoặc đã gây ra quá nhiều hư hại cho phổi, nội tạng, kết quả là bệnh nhân có thể tử vong.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Chống Covid-19 kiểu “ngược dòng thế giới” ở Thụy Điển: Sẽ đi về đâu?

Bất chấp Covid-19 đang lây lan khắp châu Âu, cuộc sống thường nhật của người dân vẫn diễn ra tại Thụy Điển với các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Straitstimes ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN