Những trang nhật ký “rợn người” của một cô gái sống trong tâm dịch virus Vũ Hán

Guo Jing sống ở Vũ Hán – tâm dịch Corona tại Trung Quốc. Lệnh phong tỏa Vũ Hán đã được thiết lập từ ngày 23.1. Sau đây là những dòng chia sẻ chân thực nhất của cô Guo Jing – một nhân viên văn phòng, gửi cho tờ BBC.

Những lời kể chân thực nhất về cuộc sống của một cô gái trong tâm dịch Vũ Hán (ảnh: BBC News)

Những lời kể chân thực nhất về cuộc sống của một cô gái trong tâm dịch Vũ Hán (ảnh: BBC News)

Thứ Năm (ngày 23.1) - ngày có lệnh phong tỏa Vũ Hán

Tôi không biết phải làm gì khi thức dậy và biết về lệnh phong tỏa. Tôi không biết nó có nghĩa là gì, nó sẽ kéo dài bao lâu và tôi nên chuẩn bị điều gì.

Có rất nhiều bình luận thể hiện sự bức xúc trên các phương tiện truyền thông xã hội, rằng những bệnh nhân không được nhập viện vì thiếu giường bệnh và không được điều trị đúng cách.

Bạn bè đã nói với tôi về việc dự trữ thực phẩm. Tại các siêu thị, gạo và mì gần như đã bán hết.

Tôi gặp một người đàn ông mua rất nhiều muối. Ông nói: "Điều gì sẽ xảy ra nếu lệnh phong tỏa kéo dài cả năm?"

Tôi vội vã đến một hiệu thuốc nhưng nó đã giới hạn số lượng người mua. Khẩu trang và các chất tẩy rửa đã bán hết. Sau khi cố mua được nhiều thức ăn, tôi vẫn còn sốc. Ô tô và dòng người đi bộ hàng ngày đã biến mất.

Khi nào thành phố sẽ sống lại?

Câu chuyện được bắt đầu từ ngày 23.1, ngày Trung Quốc ra lệnh phong tỏa Vũ Hán (ảnh: Reuters)

Câu chuyện được bắt đầu từ ngày 23.1, ngày Trung Quốc ra lệnh phong tỏa Vũ Hán (ảnh: Reuters)

Thứ Sáu (ngày 24.1)

Không gian thật yên tĩnh và sự im lặng thật kinh hoàng. Đây là dịp Tết.

Mục tiêu quan trọng nhất của tôi là không để bị ốm, vì vậy tôi phải tập thể dục. Thực phẩm rất quan trọng để tồn tại, tôi phải biết liệu mình có đủ thức ăn hay không. Mọi người nói lệnh phong tỏa có thể kéo dài đến tháng 5.

Các hiệu thuốc và cửa hàng tiện lợi ở tầng dưới tòa nhà đã đóng cửa. Mì đã được bán hết tại các siêu thị, nhưng vẫn còn một ít gạo.

Sau khi trở về nhà từ siêu thị, tôi giặt tất cả quần áo và đi tắm. Vệ sinh cá nhân rất quan trọng vào lúc này. Tôi rửa tay 20 đến 30 lần một ngày.

Thứ bảy (ngày 25.1) - Tết Nguyên đán

Hôm nay là Tết Nguyên Đán. Tôi không bao giờ có hứng thú với việc tổ chức các lễ hội, nhưng bây giờ mọi thứ im ắng đến đáng sợ.

Vào buổi sáng, tôi thấy một ít máu sau khi hắt hơi, tôi đã rất sợ. Đầu óc tôi chứa đầy những lo lắng về bệnh tật. Tôi đã tự hỏi liệu tôi có nên đến bệnh viện ngay không. Nhưng tôi không bị sốt. Thấy đói, tôi quyết định ra ngoài.

Tôi đeo hai chiếc khẩu trang một lúc dù mọi người nói nó vô nghĩa và không cần thiết. Đường phố vô cùng yên tĩnh.

Trong siêu thị, các kệ rau trống rỗng và hầu như tất cả bánh bao và mì đã được bán hết. Tôi thường mua sắm rất nhiều trong mỗi lần đi siêu thị. Tôi đã mua thêm 2,5 kg gạo, mặc dù vẫn còn 7kg gạo ở nhà. 

Tôi đã trữ đủ thực phẩm trong một tháng.

Theo những dòng nhật ký, thực phẩm trở nên rất khan hiếm tại Vũ Hán (ảnh: BBC News)

Theo những dòng nhật ký, thực phẩm trở nên rất khan hiếm tại Vũ Hán (ảnh: BBC News)

Chủ nhật (ngày 26.1)

Tôi tiếp tục tập thể dục vào buổi sáng. Hôm nay tôi lại rời nhà và cố gắng đếm xem có bao nhiêu người tôi đã gặp – 8 người, trong quãng đường đi bộ đến một quán mì cách nhà khoảng 500m. Bình thường con phố này có cả ngàn người qua lại.

Không muốn về nhà, tôi muốn khám phá thêm. Tôi mới đến Vũ Hán chỉ 2 tháng và chưa biết nhiều về nơi này. Tôi đoán tôi đã thấy khoảng 100 người trong ngày hôm nay. 

Câu chuyện đã nhận được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc (ảnh: BBC News)

Câu chuyện đã nhận được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc (ảnh: BBC News)

Thứ ba (ngày 28.1)

Ở nhiều thành phố, mọi người bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Những người không có khẩu trang sẽ bị đuổi khỏi các phương tiện công cộng.

Trong một số video trên mạng xã hội, một số người từ tỉnh Hồ Bắc ở các tỉnh ngoài bị đuổi ra khỏi nhà trọ và không có nơi nào để đi. Tuy nhiên, vẫn có một số nơi đồng ý cho người Hồ Bắc tá túc.

Chính phủ khuyến khích người dân nên ở nhà. Yêu cầu người dân phải có đủ khẩu trang. Thậm chí, một số địa phương còn thưởng cho những người cả ngày không bước chân ra khỏi cửa.

Tôi thấy nhiều nhân viên y tế tại khu nhà của mình. Hàng ngày, họ đến để kiểm tra thân nhiệt của các cư dân.

Trong thành phố cô đơn này, tôi phải cố tìm ra vai trò của mình.

Virus Corona: Dân làng Trung Quốc lập chốt, cầm đại đao ”cấm cửa” người đến từ vùng dịch

Người địa phương ở các ngôi làng giáp ranh với tỉnh Hồ Bắc chuẩn bị vũ khí, giáo mác, thậm chí đặt chướng ngại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - BBC News ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN