Những trận đấu căng thẳng về chính trị nhất trong lịch sử World Cup

Sự kiện: World Cup 2026

Trước trận đấu quan trọng diễn ra giữa đội tuyển Mỹ và đội tuyển Iran tại bảng B World Cup 2022, truyền thông phương Tây đã điểm lại những trận đấu mang đậm dấu ấn chính trị nhất trong lịch sử giải đấu này.

Người hâm mộ Mỹ và Iran cổ vũ cho hai đội tuyển trong trận đấu World Cup năm 1998.

Người hâm mộ Mỹ và Iran cổ vũ cho hai đội tuyển trong trận đấu World Cup năm 1998.

Italia gặp Pháp năm 1938

World Cup 1938 diễn ra một năm trước khi Thế chiến II nổ ra. Dưới thời nhà độc tài Benito Mussolini, đương kim vô địch Italia đến Pháp thi đấu, trong bối cảnh quan hệ giữa hai quốc gia đang rất căng thẳng.

Trong trận đấu với Pháp tại thủ đô Paris, đội tuyển Italia bước ra sân trong tiếng la ó phản đối nhà độc tài Mussolini. Đáp lại, các cầu thủ Italia chào khán giả theo kiểu phát xít và mặc áo đen thi đấu, giống đồng phục mà lực lượng Áo Đen khét tiếng của Mussolini thường mặc.

Các cầu thủ Ỉtalia mặc trang phục màu đen và chào theo kiểu phát xít trong trận đấu với Pháp năm 1938.

Các cầu thủ Ỉtalia mặc trang phục màu đen và chào theo kiểu phát xít trong trận đấu với Pháp năm 1938.

Trong trận đấu đó, đội tuyển Italia giành chiến thắng 3-1 trước Pháp. Italia cũng tiến tới trận chung kết gặp Hungary và bảo vệ thành công ngôi vô địch thế giới. Hai kỳ World Cup tiếp theo không thể diễn ra do Thế chiến 2 nổ ra.

Đông Đức gặp Tây Đức năm 1974

Tại World Cup 1974 diễn ra ở Tây Đức, lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Đông Đức và Tây Đức gặp nhau tại một giải đấu cấp quốc tế trong giai đoạn nước Đức bị chia cắt từ năm 1949 - 1990.

Đây được coi là "trận chiến giữa hai anh em", diễn ra ở thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh. Bầu không khí chính trị căng thẳng lúc đó lên cao tới mức việc trao đổi áo đấu giữa hai đội theo truyền thống vào cuối trận bị cấm.

Cuộc quyết đấu giữa hai đội tuyển Đông Đức và Tây Đức diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Cuộc quyết đấu giữa hai đội tuyển Đông Đức và Tây Đức diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Do lo ngại các nguy cơ khủng bố, trận đấu bị coi là sự kiện có rủi ro cao và lực lượng vũ trang được bố trí dày đặc quanh sân vận động.

Đây là kỳ World Cup đầu tiên và cũng là lần cuối Đông Đức tham dự. Đội tuyển Đông Đức thắng Tây Đức 1-0, nhưng Tây Đức cuối cùng vẫn giành chức vô địch,

Anh gặp Argentina năm 1986

Không chỉ giúp Argentina vượt qua Anh tại World Cup năm 1986, Maradona còn giúp đội tuyển đoạt cúp vô địch.

Không chỉ giúp Argentina vượt qua Anh tại World Cup năm 1986, Maradona còn giúp đội tuyển đoạt cúp vô địch.

Tại World Cup 1986 diễn ra ở Mexico, đội tuyển Anh gặp Argentina trong trận đấu tứ kết. Trận đấu diễn ra 4 năm sau khi Argentina bị Anh đánh bại trong cuộc Chiến tranh Falkland.

Đối với các cổ động viên Argentina, chiến thắng 2-1 với cú đúp của huyền thoại Diego Maradona được coi là sự kiện Argentina "phục thù" người Anh.

Đây cũng là trận đấu đi vào lịch sử bóng đá thế giới, khi Maradona dùng tay để đưa bóng qua thủ môn người Anh Peter Shilton. Pha ghi bàn này dược gọi là "bàn tay của Chúa".

"Đối với chúng tôi, đó như một trận chung kết. Đó không đơn thuần là chiến thắng trong một trận đấu, mà là loại người Anh khỏi giải đấu", Maradona từng nói.  

Iran gặp Mỹ năm 1998

Tại World Cup 1998 diễn ra ở Pháp, đội tuyển Iran gặp Mỹ và đây được coi là một trong những trận đấu mang đậm dấu ấn chính trị nhất lịch sử. Mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Mỹ diễn ra kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Đây cũng là lần đầu tiên hai đội tuyển gặp nhau.

Theo quy định của FIFA, các đội tuyển sẽ được sắp xếp là đội A và đội B trong trận đấu. Đội B sẽ bước về phía đội A để bắt tay trước khi bóng lăn. Trong trận đấu năm 1998, Iran là đội B, còn Mỹ là đội A.

Các cử chỉ thúc đẩy hòa bình giữa hai đội tuyển Mỹ và Iran tại World Cup năm 1998.

Các cử chỉ thúc đẩy hòa bình giữa hai đội tuyển Mỹ và Iran tại World Cup năm 1998.

Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei năm đó đã ra lệnh cho các cầu thủ Iran không được phép bước về phía đội Mỹ để thực hiện nghi thức bắt tay trước trận đấu.

FIFA khi đó đã phải đàm phán với phía Mỹ và đội Mỹ đồng ý tiến lên bắt tay các cầu thủ Iran.

Các cầu thủ Iran cũng đồng ý tặng hoa hồng trắng cho đối thủ như để thể hiện cử chỉ hòa bình. Hai bên chụp ảnh chung trước trận.

Theo lời kể của Steve Sampson, HLV trưởng đội tuyển Mỹ tại World Cup 1998, các cầu thủ đội Iran từng nhận được tối hậu thư từ lãnh đạo Khamenei khi hai đội bước vào giờ nghỉ giữa hiệp. Ông Khamenei yêu cầu đội tuyển bằng mọi giá phải thắng Mỹ hoặc các cầu thủ "đừng quay trở về Iran".

Trận đấu kết thúc với tỉ số 2-1 nghiêng về phía Iran. Ở Tehran, người dân Iran đã đổ ra đường ăn mừng chiến thắng lịch sử trước Mỹ.

Thụy Sĩ gặp Serbia năm 2018

Biểu tượng hai con đại bàng đen trên quốc kỳ Albania.

Biểu tượng hai con đại bàng đen trên quốc kỳ Albania.

Tại World Cup 2018 diễn ra ở Nga, trận đấu giữa Thụy Sĩ và Serbia gây tranh cãi khi hai cầu thủ Thụy Sĩ gốc Albania ăn mừng với cử chỉ tạo hình đại bàng đôi mô phỏng hai con đại bàng đen trên quốc kỳ Albania. Đây được coi là hành vi kích động đối với Serbia.

Đại bàng đôi được coi là biểu tượng của sự phản kháng ở Kosovo, vùng lãnh thổ tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008. Theo số liệu thống kê năm 2019, 92% người dân sống ở vùng Kosovo là người Albania.

Hai cầu thủ Thụy Sĩ có màn ăn mừng gây tranh cãi bị FIFA xử phạt, nhưng tránh được án phạt cấm thi đấu.

World Cup: ĐT Mỹ và Iran chưa thi đấu, ”sóng gió” đã nổi lên ngoài sân cỏ

Thành viên trong ban lãnh đạo tuyển bóng đá Mỹ châm ngòi cho "cơn bão địa chính trị" tại World Cup 2022 ở Qatar, khi chính sửa quốc kỳ Iran trên mạng xã hội trước trận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - France24 ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN