Những trận đánh đại quân Napoleon thua trận trước Nga

Đánh bại đội quân của hoàng đế Pháp Napoleon trên chiến trường không phải là điều dễ dàng. Nhưng quân Nga đã vài lần làm được như vậy.

Napoleon vì muốn đánh nhanh thắng nhanh, không ngờ mắc vào bẫy của người Nga.

Napoleon vì muốn đánh nhanh thắng nhanh, không ngờ mắc vào bẫy của người Nga.

Trận chiến Maloyaroslavet

Nhằm đối phó với Napoleon, người Nga đã thực hiện chiến lược vườn không nhà trống, rút khỏi Moscow từ lâu, khiến đội quân của Napoleon đóng ở Moscow rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng.

Ngày 19.10.1812, sau một tháng nghỉ chân ở Moscow, hoàng đế Napoleon quyết định đưa quân vòng tới Kaluga ở phương nam, chiếm các kho lương thực của quân Nga. 

Nhưng quân Pháp đã bị chia cắt bởi các lực lượng Nga dưới quyền chỉ huy của tổng tư lệnh Mikhail Kutuzov. Vào ngày 24.10, hai bên đụng độ tại thị trấn Maloyaroslavets. Trong một ngày giao tranh dữ dội, thị trấn nhỏ này đã đổi chủ tới 8 lần. 

Nga và Pháp cùng tung khoảng 24.000 quân vào trận chiến ở thị trấn Maloyaroslavet. Tổn thất của Nga vào khoảng 8.000 người, bên phía Pháp là 6.000 – 8.000.

Một nhân chứng tên Eugene Labaume kể lại: “Các thi thể nằm la liệt trên phố. Cứ mỗi bước đi, chúng tôi lại phải bước qua những thi thể không nguyên vẹn do đạn pháo. Tất cả những gì còn lại của các ngôi nhà ở đây là một đống tro tàn”.  

Đến cuối cùng, Kutuzov ra lệnh rút quân khỏi thị trấn  Maloyaroslavet, bất chấp sự phản đối của tướng Wilson người Anh. “Hủy diệt hoàn toàn đội quân của Napoleon ở đây không phải là điều có lợi cho Nga”, Kutuzov nói.

Người Nga đã giành được một thắng lợi chiến lược quan trọng sau trận Maloyaroslavet. Quân Pháp đã kiệt sức, không còn có thể đột phá sâu về phía nam, tiến tới các kho lương thực. Napoleon buộc phải ra lệnh rút quân theo hướng ngược lại hướng tiến quân vào Moscow hồi mùa hè.

Chiến thắng ở Krasny 

Bức tranh vẽ Napoleon trong cuộc chinh phạt đế quốc Nga.

Bức tranh vẽ Napoleon trong cuộc chinh phạt đế quốc Nga.

Trên đường rút lui về phía tây, đối mặt với chiến thuật tiêu thổ kháng chiến của người Nga, đại quân của Napoleon ngày càng tan rã. Đối diện với thảm họa thiếu lương thực, gần như toàn bộ ngựa đã mất.

Ngoài ra, lính Pháp còn thường xuyên hứng chịu các đòn đánh chớp nhoáng của đội kỵ binh và các cuộc phục kích của dân quân Nga.

Một số lực lượng Nga âm thầm tiến sát vị trí quân Pháp, chờ cơ hội thuận lợi để ra tay. Thời cơ đó xuất hiện khi quân Pháp lơ là cảnh giác trên con đường từ Smolensk tới Krasny.

Trong một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 15 – 18.11.1812, quân Nga cô lập và đánh bại từng đội quân của Thân vương Eugene de Beauharnais và các nguyên soái Louis-Nicolas d’Avout, Michel Ney.

Đích thân Napoleon dẫn theo cận vệ và các lực lượng tinh nhuệ đột kích qua đội hình quân Nga ở Krasny.

Sau các trận đánh tại Krasny, đại quân Pháp tổn thất thêm 10.000 người và 26.000 người bị Nga bắt làm tù binh. Tổn thất của quân Nga là khoảng 2.000 – 5.000 người.

Quân Nga giành chiến thắng ở Krasny được coi là một thành công. Sa hoàng Alexander I dù trọng thưởng, nhưng vẫn tức giận với Kutuzov vì không thể tiêu diệt hoàn toàn quân Pháp.

Cuộc tập kích ở sông Berezina

Nếu trận chiến Krasny làm suy yếu đáng kể đại quân Pháp thì trận chiến ở sông Berezina đã tiêu diệt hoàn toàn đội quân này. Ngày nay, người Pháp vẫn sử dụng thành ngữ “c’est la Bérézina” để nói về một sự hủy diệt hoàn toàn.

Ngày 24.11.1812, Napoleon dẫn quân tiến tới sông Berezina (nay thuộc Belarus). 24.000 quân Nga do Đô đốc Pavel Chichagov chỉ huy đã chờ sẵn ở bờ bên kia sông. Napoleon còn gần 80.000 binh sĩ nhưng chỉ một nửa trong số đó có thể chiến đấu hiệu quả.

Bằng một đòn nghi binh, Napoleon cố gắng đánh lừa Chichagov về điểm vượt sông thực sự. Nhưng không phải tất cả binh sĩ của Napoleon đều sang được bên kia sông. Quân Nga gia tăng sức mạnh đáng kể sau khi được bổ sung thêm 35.000 quân từ tướng Peter Wittgenstein.

Quân Pháp vừa vượt sông, thấy quân Nga chặn đầu liền trở nên hỗn loạn. Giao tranh diễn ra từ sáng sớm đến đêm muộn. “Hai bên giáp lá cà bằng lưỡi lê và báng súng. Đội ngũ của chúng tôi rất mỏng. Chúng tôi không còn dám nhìn sang trái hay phải vì sợ không còn thấy đồng đội... Xác chết nằm la liệt”, một người lính Pháp tên Jean-Marc Bussy nói, theo báo Nga RBTH.

Napoleon cùng với bộ tham mưu, cận vệ và quân tinh nhuệ đột phá thành công quân Nga ở bờ sông Berezina. Nhưng quân Pháp chịu tổn thất lớn, thương vong ước tính lên tới 50.000 người. Phía Nga tổn thất khoảng 4.000 – 10.000 người.

Trận chiến “định hình vận mệnh thế giới”

Napoleon bị bao vây trong trận Leipzig và buộc phải rút lui.

Napoleon bị bao vây trong trận Leipzig và buộc phải rút lui.

Trận Leipzig hay còn được gọi là “trận chiến của các quốc gia”, có sự tham gia của quân đội thuộc khoảng 12 nước, với tổng số binh sĩ lên tới nửa triệu người. Mãi tới Thế chiến I, người ta mới được chứng kiến một trận đánh có quy mô tương tự.

Trận chiến diễn ra trong bối cảnh sau khi Napoleon quay về Paris, tái thiết quân đội để nghênh chiến quân liên minh do Nga dẫn đầu. Đại quân của hai bên đụng độ ở Leipzig, vương quốc Saxony (nay thuộc Đức).

Quân Nga tạo nên lực lượng tiến công chủ lực trong các đội quân của liên minh, đóng góp gần một nửa trong số 300.000 quân. Napoleon khi đó có khoảng 250.000 lính.

Chiến sự dữ dội diễn ra trong 4 ngày liên tiếp. Mở đầu trận đánh, Napoleon suýt giành được chiến thắng. Ngày 16.10.1813, kỵ binh của Nguyên soái Pháp Joachim Murat đột phá vào trung tâm quân đồng minh, tiến tới khu vực cách tổng hành dinh của Sa hoàng Nga, Phổ, và Áo, chỉ còn cách 800m. Lực lượng vệ binh Nga đã kịp thời cứu nguy, giữ chân cho tới khi lực lượng tăng viện can thiệp.

Bước ngoặt của trận chiến đến khi đồng minh Saxony của Napoleon bất ngờ đổi phe sang liên minh, khiến quân Pháp thiếu hụt lực lượng nghiêm trọng. Napoleon phải huy động lực lượng cận vệ để trám vào các lỗ thủng trong tuyến phòng ngự.

Napoleon không thể chống đỡ liên minh với quân số đông đảo, đành phải rút lui. Quân Pháp do vội vàng rút lui, gài mìn làm nổ tung cây cầu bắc qua sông Weisse-Elster, cắt luôn đường rút của 20.000 quân chưa kịp qua sông.

Cuối cùng, Napoleon tổn thất 80.000 lính quân trong trận này, bao gồm cả số tử trận, bị thương và bị bắt làm tù binh. Tổn thất của phe liên minh do Nga dẫn đầu là khoảng 54.000 người.

Thất bại tại Leipzig kéo theo các thảm kịch khác cho Napoleon. Hoàng đế Pháp đánh mất đồng minh lớn cuối cùng khi Bavaria cũng chuyển sang phe đối thủ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, quân Pháp phải rút khỏi lãnh thổ nay thuộc Đức và Hà Lan để tập trung bảo vệ lãnh thổ Pháp.

Baron Friedrich von Müffling, một đại tá Phổ - lực lượng liên minh với Nga, mô tả: “Cuộc chiến 4 ngày ở Leipzig đã định hình vận mệnh thế giới”.

Hoàng đế Napoleon ra lệnh cho nổ tung Điện Kremlin, chuyện gì xảy ra sau đó?

Trong một lá thư gửi Ngoại trưởng Pháp Hugues-Bernard Maret năm 1812, hoàng đế Napoleon Bonaparte từng tuyên bố cho nổ tung Điện Kremlin, công trình được coi là trái tim của nước Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN