Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran

Các bức ảnh mới đăng tải trên báo Anh Daily Star hé lộ thêm về 3 “thành phố tên lửa” được Iran chôn sâu dưới lòng đất.

Iran xây nhiều hầm ngầm chứa tên lửa rải rác trên khắp đất nước.

Iran xây nhiều hầm ngầm chứa tên lửa rải rác trên khắp đất nước.

Theo Daily Star, Iran thường xây nhiều căn cứ ngầm dưới lòng đất, vừa để cất giữ, vừa có khả năng phóng tên lửa nếu chiến tranh nổ ra.

Các căn cứ tên lửa này nằm rải rác ở Iran, hiện đang ở trong tình trạng báo động. Căn cứ tên lửa lớn nhất mà báo Anh nhắc đến là Khojir, hay còn được biết đến với tên Code 7500.

Căn hầm tên lửa dài 1.000 mét chứa đầy tên lửa đạn đạo. Các hình ảnh bên trong căn cứ từng được truyền thông Iran tiết lộ.

Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran - 2

Những con đường dẫn đến chân nút và biến mất ở Iran.

Các hình ảnh được báo Anh dẫn nguồn từ Hội đồng kháng chiến quốc gia Iran (NCRI). Đây là một tổ chức đối lập ở Iran.

NCRI ước tính Iran đã đổ “hàng tỉ USD” vào việc xây dựng các căn cứ tên lửa ngầm cũng như phát triển các chương trình tên lửa.

Các hầm ngầm được xây dựng gấp rút trong giai đoạn năm 1997-2002. Một số hình thành từ năm 1984.

Căn cứ tên lửa Khojir của Iran nhìn từ trên cao.

Căn cứ tên lửa Khojir của Iran nhìn từ trên cao.

Căn cứ Code 7500 được cho là nằm ngay ngoại ô thủ đô Tehran. Một bức ảnh chụp toàn cảnh cho thấy 3 con đường dẫn đến một lối vào ngầm dưới lòng đất.

Căn cứ Code 7500 chứa các tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab 3. Mẫu tên lửa này có tầm bắn khoảng 1.000km và là dòng tên lửa Shahab mới nhất của Iran.

“Thành phố tên lửa” thứ hai được báo Anh nhắc đến là căn cứ Lard. NCRI mô tả căn cứ là “mạng lưới hầm ngầm phức tạp”, được bảo đảm an ninh nghiêm ngặt.

Iran sở hữu kho tên lửa lớn nhất Trung Đông.

Iran sở hữu kho tên lửa lớn nhất Trung Đông.

Những hình ảnh và video mô tả “thành phố tên lửa” thường được Iran ghi hình bên trong căn cứ này. Khi tiếp cận căn cứ, sóng điện thoại sẽ đột ngột bị ngắt vì là nơi tối mật.

“Thành phố tên lửa” thứ 3 mang tên Queshm nằm ở bờ biển Iran, chôn sâu bên dưới 5 lớp bê tông dày. Iran dùng các cơ sở tên lửa ngầm để sản xuất, xuất khẩu tên lửa cho các lực lượng hậu thuẫn trong khu vực, đặc biệt là phiến quân Houthi ở Yemen.

Các căn cứ này cũng được xây dựng với mục đích trụ vững trước những đòn không kích của Mỹ. NCRI nói không biết Iran hiện có bao nhiều tên lửa.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ước tính kho tên lửa của Iran là “lớn nhất Trung Đông”, với 12 loại tên lửa khác nhau, 4 loại khác đang được phát triển.

Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran - 5Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran - 5Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran - 5Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran - 5Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran - 5Những “thành phố tên lửa” chôn sâu dưới 5 lớp bê tông luôn sẵn sàng khai hỏa của Iran - 5
Sức mạnh dàn tên lửa Iran nã vào căn cứ Mỹ

Một trong số các tên lửa, được cho là loại mà Iran dùng tấn công căn cứ Mỹ tại Iraq, có thể mang đầu đạn dẫn đường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN