Những quân đội hùng mạnh nhất thế giới

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Mỹ, Nga và Trung Quốc lần lượt giữ vị trí số 1, 2 và 3 trong bảng xếp hạng 25 quân đội hùng mạnh nhất thế giới do trang Global Firepower mới công bố.

Trang Global Firepower (Mỹ) lập bảng xếp hạng này thường niên, bắt đầu công bố từ năm 2006 và được truyền thông nhiều nước dẫn lại. Bảng xếp hạng mới nhất công bố vào tháng 1-2024 và được hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), nhiều tờ báo Mỹ, Ấn Độ, Morocco, Pakistan... dẫn lại.

1. Mỹ

Global Firepower cho biết Mỹ chiếm vị trí hàng đầu vì nước này "thể hiện những con số vượt trội trong các danh mục vật chất, tài chính và tài nguyên quan trọng". Mỹ cũng dẫn đầu thế giới về mặt công nghệ.

Ngoài 92 tàu khu trục và 11 tàu sân bay, Mỹ còn sở hữu 13.300 máy bay và 983 trực thăng tấn công tính đến tháng 7-2023.

Mỹ cũng có ngân sách quốc phòng lớn nhất cho đến nay (hơn 750 tỉ USD, cao hơn gấp 3 lần so với Trung Quốc).

Thành viên sư đoàn dù 82 của Mỹ. Ảnh: AP

Thành viên sư đoàn dù 82 của Mỹ. Ảnh: AP

2. Nga

Global Firepower xếp Nga ở vị trí thứ hai trong các lĩnh vực bao gồm tổng sức mạnh đội máy bay và tổng sức mạnh đội vận tải. Tính đến tháng 10-2023, Nga có hơn 4.100 máy bay quân sự cũng như kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

Nga tổ chức diễu binh tháng 5-2022. Ảnh: Reuters

Nga tổ chức diễu binh tháng 5-2022. Ảnh: Reuters

3. Trung Quốc

Trung Quốc đã phát triển sức mạnh quân sự nhanh chóng trong những năm gần đây. Global Firepower xếp Trung Quốc đứng đầu về nhân lực quân sự sẵn có (lên tới hơn 761 triệu người tính đến tháng 4-2023) và sức mạnh của hạm đội hải quân (50 tàu khu trục và 78 tàu ngầm cùng nhiều khí tài quân sự khác).

Tàu chiến và máy bay Trung Quốc phô diễn ở biển Đông năm 2018. Ảnh: Reuters

Tàu chiến và máy bay Trung Quốc phô diễn ở biển Đông năm 2018. Ảnh: Reuters

4. Ấn Độ

Global Firepower xếp Ấn Độ đứng thứ hai về nhân lực quân sự sẵn có (hơn 653 triệu người, chiếm 47% dân số cả nước, tính đến tháng 6-2023), tổng quân nhân tại ngũ (gần 1,5 triệu quân nhân) và sức mạnh lực lượng bán quân sự.

Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: Reuters

5. Hàn Quốc

Global Firepower xếp Hàn Quốc vào tốp 5 về sức mạnh phi đội máy bay, sức mạnh đội xe chiến đấu bọc thép và sức mạnh trực thăng.

Đất nước châu Á này có hơn 133.000 xe quân sự và 739 máy bay trực thăng - bao gồm 112 máy bay trực thăng tấn công (tính đến tháng 1-2023).

Thuỷ quân lục chiến Hàn Quốc và Mỹ tập trận ở Hàn Quốc tháng 3-2023. Ảnh: Reuters

Thuỷ quân lục chiến Hàn Quốc và Mỹ tập trận ở Hàn Quốc tháng 3-2023. Ảnh: Reuters

6. Anh

Global Firepower cho biết Anh có sức mạnh về nhân lực và không quân cũng như vị thế tài chính vững mạnh. Anh cũng là một trong số ít cường quốc vận hành nhiều hơn một tàu sân bay và có vũ khí hạt nhân - được triển khai thông qua hạm đội tàu ngầm.

Global Firepower xếp Anh vào tốp 10 trong các lĩnh vực bao gồm tổng số cảng và nhà ga thương mại hiện có cũng như tổng sức mạnh của đội máy bay chở nhiên liệu.

Học viên tốt nghiệp quân sự tại Anh tháng 4-2023. Ảnh: Pool

Học viên tốt nghiệp quân sự tại Anh tháng 4-2023. Ảnh: Pool

7. Nhật Bản

Global Firepower xếp Nhật Bản vào tốp 10 về sức mạnh phi đội máy bay, tổng sức mạnh trực thăng và sức mạnh đội xe chiến đấu bọc thép.

Nước này có hơn 1.400 máy bay quân sự và hơn 111.000 phương tiện vận tải tính đến tháng 1-2023.

Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tham gia tập trận ở Mỹ tháng 2-2019. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tham gia tập trận ở Mỹ tháng 2-2019. Ảnh: Reuters

8. Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Global Firepower, sức mạnh quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đang tăng, dựa ngày càng nhiều vào ngành công nghiệp quốc phòng trong nước để đáp ứng nhu cầu phòng thủ.

Nước này nằm trong tốp 10 về sức mạnh hạm đội máy bay và trực thăng. Tính đến tháng 4-2023, nước này có 1.065 máy bay quân sự.

Một cuộc tập trận của lính thủy đánh bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: REUTERS

Một cuộc tập trận của lính thủy đánh bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: REUTERS

9. Pakistan

Pakistan có hơn 3.700 xe tăng, 1.400 máy bay quân sự, 9 tàu ngầm và 654.000 quân nhân tại ngũ tính đến tháng 1-2023.

Global Firepower xếp Pakistan vào tốp 10 trong các lĩnh vực bao gồm tổng dân số sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, tổng quân nhân tại ngũ và tổng sức mạnh đội máy bay.

Binh sĩ Pakistan và tên lửa trong lễ diễu binh ở Islamabad tháng 3-2017. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Pakistan và tên lửa trong lễ diễu binh ở Islamabad tháng 3-2017. Ảnh: Reuters

10. Ý

Global Firepower xếp Ý vào tốp 10 trong các lĩnh vực bao gồm đội máy bay chở nhiên liệu, tổng sức mạnh trực thăng, sức mạnh máy bay tấn công và tổng số tàu sân bay.

Theo đó, Ý có 404 trực thăng, gồm 58 trực thăng tấn công và 2 tàu sân bay, tính đến tháng 1-2023.

Xe tăng Ariete của Ý trong cuộc tập trận ở Adazi - Latvia tháng 9-2021. Ảnh: Reuters

Xe tăng Ariete của Ý trong cuộc tập trận ở Adazi - Latvia tháng 9-2021. Ảnh: Reuters

15 vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng có những cái tên đáng chú ý như Pháp, Brazil, Indonesia, Ai Cập, Ukraine, Úc, Iran, Israel, Ba Lan, Tây Ban Nha, Ả Rập Saudi, Thái Lan, Đức...

Nguồn: [Link nguồn]

Ngoài Wagner còn có một số công ty quân sự tư nhân như G4S, Unity Resources, Academi, Defion Internacional... cung cấp lính đánh thuê cho các bên cần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN