Những phong trào ly khai đòi độc lập nổi tiếng nhất thế giới, thành bại ra sao?

Trong khoảng 50 năm trở lại đây, trên thế giới nổ ra rất nhiều phong trào ly khai đòi độc lập. Một số phong trào ly khai đã thành công, kết thúc trong êm đẹp, nhưng cũng không ít nỗ lực rơi vào bế tắc, thậm chí đổ máu.

Tổng thống Nga Putin đến thăm bán đảo Crimea (ảnh: RT)

Tổng thống Nga Putin đến thăm bán đảo Crimea (ảnh: RT)

1. Bán đảo Crimea

Theo RT, ngày 16.3.2014, dưới sự hậu thuẫn của Nga, Crimea – bán đảo với hầu hết dân số là người gốc Nga – tuyên bố tách khỏi Ukraine sau cuộc trưng cầu dân ý. Moscow nhanh chóng công nhận Crimea độc lập và sáp nhập bán đảo vào lãnh thổ Nga, bất chấp phản ứng của Ukraine.

“Crimea đã và sẽ mãi là một phần của Nga”, Tổng thống Nga Putin tuyên bố.

Dưới sự giúp đỡ từ Nga, phong trào ly khai của Crimea được cho là khá thành công khi diễn ra nhanh gọn và không gây đổ máu. Sau khi sáp nhập Crimea, Nga tăng cường đầu tư vào bán đảo để xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng mức sống cho người dân.

Mỗi năm, Nga đầu tư cho Crimea từ 3 – 5 tỷ USD tài trợ phúc lợi xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và chi ngân sách. Nga cũng cung xây dựng một cây cầu lớn xuyên eo biển Kerch để nối liền Crimea với Nga.

Dưới sự vận động của Moscow, Nhật Bản và Trung Quốc muốn có quan hệ “nồng ấm” hơn với Crimea – bán đảo có vị trí chiến lược, nắm gữa biển Đen và biển Azov. Tháng 3.2015 cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama sang thăm Crimea. Trung Quốc cũng đánh giá Crimea là điểm quan trọng thuộc sáng kiến “Vành đai Con đường”.

Tuy nhiên, việc Crimea ly khai và sáp nhập vào Nga đến nay vẫn bị Ukraine, phương Tây phản đối gay gắt. Trong xung đột Nga – Ukraine, một trong những điều kiện đàm phán hàng đầu của Moscow là Ukraine phải công nhận Crimea thuộc chủ quyền của Nga.

Montenegro – quốc gia là điểm du lịch hàng đầu châu Âu (ảnh: Euro News)

Montenegro – quốc gia là điểm du lịch hàng đầu châu Âu (ảnh: Euro News)

2. Serbia và Montenegro 

Việc Serbia và Montenegro tách khỏi Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro năm 2006 được đánh giá là một trong những phong trào ly khai thành công nhất thế giới, theo Reuters.

Ngày 21.5.2006, Montenegro là bên đơn phương “ly hôn” với Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro bằng cuộc trưng cầu dân ý với 55% tỷ lệ người dân bỏ phiếu ủng hộ. Ngày 3.6.2006, Montenegro tuyên bố độc lập, Liên minh Nhà nước Serbia và Montenegro không phản đối. Vài ngày sau, Serbia cũng tuyên bố độc lập.

Sau khi ly khai thành công, Montenegro thành lập chính quyền riêng và nộp đơn đề nghị gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO). Ngày 28.6.2006, Montenegro trở thành thành viên thứ 192 của Liên Hợp Quốc. Nhờ sự giúp đỡ của EU, Montenegro – quốc gia với khoảng 700.000 dân – hiện là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng cao ở đông Âu.

Timor Leste kỷ niệm ngày độc lập (ảnh: NYT)

Timor Leste kỷ niệm ngày độc lập (ảnh: NYT)

3. Timor Leste

Timor Leste là điển hình cho phong trào ly khai thành công ở Đông Nam Á và thế giới.

Theo History, từ thế kỷ 16, Timor Leste là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Năm 1749, sau chiến tranh Bồ Đào Nha – Hà Lan, Timor Leste tách ra làm 2 phần. Bồ Đào Nha kiểm soát nửa phía đông hòn đảo. Năm 1974, Timor Leste giành thắng lợi trong cách mạng chống Bồ Đào Nha và tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, tháng 12.1975, Indonesia kiểm soát hòn đảo này và biến Timor Leste trở thành một tỉnh.

Tháng 1.1999, Indonesia tuyên bố có thể để Timor Leste độc lập nếu không muốn hưởng chế độ tự trị từ Jakata. Ngày 30.8.1999, 98,6% cử tri ở Timor Leste tham gia cuộc trưng cầu dân ý về độc lập do Liên Hợp Quốc tổ chức. Kết quả cho thấy 78,5% cử tri ở Timor Leste muốn độc lập.

Ngày 20.5.2002, với sự giúp đỡ nhằm đảm bảo an ninh của cộng đồng quốc tế, Timor Leste chính thức trở thành quốc gia độc lập. Sau 20 năm, Timor Leste – một trong những quốc gia non trẻ nhất thế giới – đã đạt nhiều bước tiến trong phát triển kinh tế, xã hội và tích cực hội nhập.

Ông Lý Quang Diệu – người có công lớn đối với sự phát triển kinh tế “thần kỳ” của Singapore (ảnh: Reuters)

Ông Lý Quang Diệu – người có công lớn đối với sự phát triển kinh tế “thần kỳ” của Singapore (ảnh: Reuters)

4. Singapore

Singapore tiếp tục là một ví dụ điển hình khác cho thấy thành công của phong trào ly khai. Từ thế kỷ 18, Singapore là thuộc địa của Anh. Năm 1959, ông Lý Quang Diệu đắc cử và trở thành Thủ tướng đầu tiên của Singapore, theo Straits Times.

Năm 1963, Singapore tuyên bố độc lập khỏi Anh và hợp nhất với Malaysia để hình thành Liên bang Malaysia. Năm 1965, sau những bất ổn về chính trị, Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia và chính thức trở thành một quốc gia độc lập.

Dưới sự dẫn dắt của ông Lý Quang Diệu, từ một quốc gia nghèo nàn, Singapore vươn mình trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cùng với Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong, Singapore thuộc nhóm 4 “con rồng châu Á”.

Theo kết quả điều tra năm 2021, GDP Singapore đạt 340 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 54.475 USD. Nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới đã tạo vị thế quan trọng cho Singapore trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Người dân Nam Sudan khổ sở vì chiến tranh, xung đột liên miên (ảnh: CNN)

Người dân Nam Sudan khổ sở vì chiến tranh, xung đột liên miên (ảnh: CNN)

5. Nam Sudan

Sau 2 cuộc nội chiến sắc tộc kéo dài hàng thập kỷ khiến hơn 2 triệu người chết, tháng 9.2011, Nam Sudan tuyên bố độc lập khỏi Sudan. Gần 99% người dân ở Nam Sudan ủng hộ điều này, theo AP.

Nền kinh tế Nam Sudan chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và gỗ. Sau khi giành độc lập, nước này được quốc tế công nhận nhưng phải đối mặt vơi hàng loạt vấn đề nội tại. Cơ sở hạ tầng của Nam Sudan bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh, nạn đói hoành hành, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, “siêu lạm phát” lên tới mức 3 con số… khiến đời sống người dân nước này gặp vô vàn khó khăn.

Năm 2013, xung đột ở Nam Sudan bùng nổ khi Tổng thống Salva Kiir sa thải cấp phó của mình là Riek Machar. Những cuộc giao tranh giữa quân đội Nam Sudan với lực lượng ủng hộ phó Tổng thống Riek Machar khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Hai bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào năm 2018 dưới sự thúc giục của cộng đồng quốc tế.

Tháng 7.2019, nhân dịp kỷ niệm 8 năm ngày đất nước giành độc lập, Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir đã kêu gọi người dân giữ lấy hòa bình, đồng thời xin lỗi vì sai lầm của chính phủ sau khi không trả lương cho người lao động vì khủng hoảng kinh tế.

Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn, tại Nam Sudan, có 75% trẻ em không được đến trường. Gần 7 triệu người (khoảng một nửa dân số Nam Sudan) phải đối mặt với tình trạng nghèo đói. Khoảng 860.000 trẻ em nước này đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng.

Hàng triệu người Nam Sudan vẫn đang tị nạn ở các nước láng giềng. Nam Sudan là nước diễn ra “cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất châu Phi”, theo Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR). Số liệu thống kê từ UNHCR cho thấy, Nam Sudan chiếm tới 14% tổng số người phải di dời nhà cửa ở châu Phi. GDP Nam Sudan đứng thứ 156 thế giới, theo cuộc điều tra năm 2019.

Kosovo giành được độc lập sau cuộc chiến đẫm máu (ảnh: AP)

Kosovo giành được độc lập sau cuộc chiến đẫm máu (ảnh: AP)

6. Kosovo

Theo The Guardian, ngày 24.3.1999, hơn 10.000 máy bay chiến đấu của NATO oanh tạc Serbia nhằm buộc nước này công nhận sự độc lập của Kosovo – một tỉnh muốn ly khai.

Trong vòng gần 3 tháng, NATO đã thực hiện hơn 38.000 vụ không kích và phóng tên lửa khiến quân đội Serbia thương vong nặng nề. Chiến tranh Kosovo kết thúc bằng việc Serbia chấp nhận để NATO triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Kosovo.

Ngày 17.2.2008, Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia sau nhiều cuộc chiến đẫm máu. Đến nay, Serbia, Nga, Trung Quốc và một số nước khác ở Liên Hợp Quốc vẫn chưa công nhận Kosovo độc lập.

Với sự hậu thuẫn của Mỹ và một số nước Tây Âu, chính quyền Kosovo hy vọng kinh tế khu vực này có thể tăng trưởng mạnh chỉ vài năm sau khi tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kinh tế khu vực này phụ thuộc nặng nền vào viện trợ phương Tây.

Theo kết quả điều tra năm 2020, Kosovo là khu vực có nền kinh tế yếu kém nhất châu Âu với tốc độ tăng trưởng -6.18%. Tình trạng tham nhũng cũng khiến cuộc sống của người dân Kosovo thêm điêu đứng. Với lời hứa của Mỹ, Kosovo đã nộp đơn đề nghị và hy vọng có thể sớm gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Hầu hết các nước EU đã thừa nhận Kosovo là một quốc gia độc lập, tách biệt khỏi Serbia.

Sau 2 cuộc chiến tranh, Chechnya vẫn là một phần không thể tách rời của Nga (ảnh: History)

Sau 2 cuộc chiến tranh, Chechnya vẫn là một phần không thể tách rời của Nga (ảnh: History)

7. Chechnya

Tháng 12.1994, bất chấp nhiều cảnh báo từ Nga, Dzokhar Dudayev – lãnh đạo lực lượng ly khai Chechnya – đơn phương tuyên bố Chechnya độc lập, thành lập Cộng hòa Chechen tự xưng. Hai cuộc chiến tranh (1994 – 1996) và (1999 – 2000) với Nga khiến kinh tế Chechnya gần như sụp đổ hoàn toàn và thủ phủ Grozny bị tàn phá nghiêm trọng, theo Moscow Times.

Lực lượng ly khai Chechnya được cho là chủ mưu gây ra nhiều vụ khủng bố ở Nga, điển hình là vụ đánh bom 2 tòa chung cư ở Moscow khiến hơn 300 người chết hồi tháng 9.1999, vụ tấn công nhằm vào một nhà hát ở Moscow năm 2002 khiến 130 người thiệt mạng, vụ đánh bom ga tàu điện ngầm ở thủ đô Nga năm 2004, cướp đi sinh mạng 39 người.

Ngày 30.4.2000, Cộng hòa Chechen tự xưng sụp đổ, chính quyền cộng hòa Chechnya thuộc Liên bang Nga được khôi phục. Tổng thống Nga Putin tuyên bố tái thiết và tiếp tục truy quét lực lượng ly khai ở khu vực hơn 1 triệu dân này.

Từ năm 2000, Nga đã chi hơn 2 tỷ USD để khôi phục kinh tế và cơ sở hạ tầng ở Chechnya. Tuy nhiên, Chechnya ngày nay vẫn là vùng kinh tế kém phát triển ở Nga với tỷ lệ người thất nghiệp cao. Khoảng 20% dân số 1,5 triệu người ở Chechnya không có việc làm. Thu ngân sách Chechnya chủ yếu đến từ khai thác dầu mỏ và hỗ trợ từ Moscow.

Xung đột dữ dội ở Nagorno-Karabakh năm 2020 (ảnh: CNN)

Xung đột dữ dội ở Nagorno-Karabakh năm 2020 (ảnh: CNN)

8. Nagorno-Karabakh

Ngày 26.11.1991 (khoảng 1 tháng trước khi Liên Xô tan rã), Azerbaijan tuyên bố bãi bỏ quy chế tự trị đối với Nagorno-Karabakh – khu vực có dân số chủ yếu là người Armenia.

Để phản đối, ngày 10.12.1991, người Armenia ở Nagorno-Karabakh tuyên bố tách khỏi Azerbaijan, thành lập Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (NKR) và muốn sáp nhập vào Armenia. Xung đột giữa Azerbaijan và NKR bùng nổ.

Đầu năm 1993, dưới sự hậu thuẫn của Armenia, NKR giành quyền kiểm soát hoàn toàn Nagorno-Karabakh, thậm chí còn chiếm thêm được 9% lãnh thổ Azerbaijan. Ngày 12.5.1994, 2 bên ký thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian, theo CNN.

Tháng 9.2020, nhận được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan quyết tâm giành lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh – khu vực có dân số khoảng 150.000 người. Nhờ ưu thế áp đảo về quân số và hỏa lực, Azerbaijan giành thế chủ động trên chiến trường và nhanh chóng chiếm được Shusha – thành phố lớn thứ 2 ở Nagorno-Karabakh.

Ngày 10.11.2020, Artsakh (tên gọi mới của Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng) ký thỏa thuận chấm dứt xung đột với Azerbaijan kèm theo nhiều điều khoản bất lợi. Artsakh phải trả lại phần lãnh thổ từng chiếm đóng của Azerbaijan và thu hẹp phạm vi kiểm soát ở Nagorno-Karabakh.

4 cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của NATO kể từ khi thành lập

Hơn 70 năm trước, từ đống tro tàn của Thế chiến II, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời và ngày càng đi quá xa so với mục đích phòng thủ ban đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN