Những loại tên lửa Nga sử dụng để tấn công phủ đầu Ukraine
Sáng 24/2, Nga tuyên bố khai màn “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine, sau đó mở rộng đến các mục tiêu trên khắp cả nước nhờ tận dụng triệt để hệ thống tên lửa đa dạng. Có những dấu hiệu cho thấy chiến dịch của Nga ở Ukraine đang sử dụng nhiều loại tên lửa tiên tiến hơn những gì từng thấy trước đây.
3M14 Kalibr
Chiến dịch quân sự của Nga bắt đầu lúc 5h sáng ngày 24/2 (giờ địa phương) bằng một đợt phóng tên lửa đồng loạt từ đất liền, trên biển và trên không với mục tiêu làm suy giảm khả năng tự vệ của Ukraine, làm mất khả năng nhận thức tình huống của các chỉ huy quân đội và làm gián đoạn các kênh thông tin liên lạc.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, quân đội Nga đã phóng khoảng 30 tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M14 Kalibr trong đòn tập kích mở màn chiến dịch. Đây là loại vũ khí từng được Nga sử dụng rộng rãi trong chiến dịch quân sự ở Syria, và được coi là một trong những vũ khí quan trọng nhất của quân đội Nga.
Tên lửa 3M14 Kalibr được cho là có tầm bắn từ1.500 đến 2.500km, có thể mang theo đầu đạn nặng 990 pounds. Kalbir gần giống với các biến thể trước đó của tên lửa tấn công đất liền Tomahawk (Mỹ).
Dàn tên lửa 3M14 Kalibr tấn công các mục tiêu ở Ukraine được cho là phóng từ các tàu ở Biển Đen. Hạm đội Biển Đen (Nga) sở hữu nhiều tàu chiến có thể triển khai tên lửa 3M14.
Tên lửa hành trình phóng từ máy bay
Tờ The Drive nhận định hiện chưa thể chắc chắn về khả năng Nga sử dụng máy bay phóng tên lửa hành trình về phía Ukraine, nhưng một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết trong đòn tấn công mở đầu chiến dịch, Nga đã huy động 75 máy bay ném bom hạng vừa và hạng nặng.
Các máy bay ném bom hạng nặng có thể là Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear-H, và có thể cả Tu-22M3 Backfire-C. Trong khi các máy bay ném bom hạng vừa có thể là Su-24 Fencer và Su-34 Fullback. Trong số này, Tu-160 và Tu-95MS là hai máy bay có khả năng mang tên lửa hành trình phóng từ trên không.
Hiện tại, lực lượng hàng không vũ trụ Nga có hai loại tên lửa hành trình phóng từ máy bay là Kh-101 (tầm bắn tối đa 3.000km đến 4.000km), và Kh-555 (có thể được lắp thêm thùng nhiên liệu để nâng tầm bắn lên 3.000km).
Iskander-M và Iskander-K
Lầu Năm Góc ước tính khoảng 100 tên lửa đạn đạo đã được Nga phóng đi trong những giờ đầu tiên của chiến dịch.
Cả Iskander-K và Iskander-M đều được phóng từ một thiết bị phóng di động, nhưng chúng bay khác nhau.
Iskander-M bắn quả đạn tên lửa 9M723 hoạt động tầm thấp, có thể đạt độ cao 50m. Đạn tên lửa siêu cơ động của nó bay lên bầu trời gần như theo một quỹ đạo đường đạn.
Không một hệ thống đánh chặn nước ngoài nào, thậm chí cả hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) đang được ca tụng của Mỹ, có thể ngăn cản được tên lửa Iskander-M.
Biến thể anh em của nó là tổ hợp Iskander-K lại phóng đạn tên lửa khác, là 9M729. 9M729 bay ở độ cao cực thấp từ 5 - 7m và có thể uốn lượn theo địa hình. Tầm tiêu diệt của cả hai tên lửa này được tuyên bố là 500m.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) giả định rằng, trong trường hợp nếu Nga phóng tên lửa từ cả hai tổ hợp Iskader-K và Iskander-M vào sở chỉ huy của đối phương, thì mục tiêu này sẽ bị tiêu diệt với xác suất 100%.
Tochka
Được phát triển trong Chiến tranh Lạnh, Tochka là một tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động (SRBM). Nó có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau với trọng lượng khoảng 1.000 pound và đạt tầm bắn 120km.
Bằng chứng từ cuộc giao tranh mới nhất cho thấy Nga đã sử dụng Tochka trang bị đầu đạn con 9N123K.
Xác tên lửa Tochka ở Vugledar. Ảnh: Twitter
Tên lửa diệt radar Kh-31P
Kh-31P ban đầu được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng không của phương Tây, bao gồm cả Patriot.
Tên lửa này chủ yếu được sử dụng cho các máy bay cường kích Su-24 và Su-34, cũng như Su-30SM và Su-35S.
Ở dạng nguyên bản, tên lửa có tầm bắn tối đa chỉ dưới 112km và bay với tốc độ lên đến Mach 3,5 nhờ động cơ đẩy phản lực. Phiên bản Kh-31PM hiện đại hơn, được đưa vào sử dụng từ năm 2012, có tầm bắn tối đa tăng lên khoảng 150km.
Xác tên lửa Kh-31P ở Kiev. Ảnh: Twitter
Nguồn: [Link nguồn]
Lực lượng Nga đã chiếm thành công nhà máy hạt nhân Chernobyl từ phía Ukraine. Quan chức Kiev cảnh báo rủi ro tái diễn thảm hoạ hạt nhân nếu nhà máy trở nên mất ổn định.