Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô

Chiến đấu cơ Liên Xô từng không ít lần đụng độ với chiến đấu cơ Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, và không phải lúc nào mọi chuyện cũng kết thúc trong yên bình.

Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô - 1

Máy bay do thám U-2 của Mỹ.

Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga hồi tuần trước thông báo về việc phát hiện 18 máy bay nước ngoài và phương tiện bay không người lái áp sát không phận nước này.

Các chiến đấu cơ thuộc lực lượng không quân vũ trụ Nga xuất kích 8 lần để xua đuổi những vị khách không mời.

Nhân sự kiện này, nhà phân tích quốc phòng Andrei Stanavov đã điểm lại 3 lần chiến đấu cơ Liên Xô can thiệp vì máy bay nước ngoài xâm phạm không phận thời Chiến tranh Lạnh.

Không chiến trên bầu trời

Ngày 29.7.1953, hai chiếc MiG-17 của không quân Liên Xô thuộc phi đội Thái Bình Dương xuất kích sau khi phát hiện máy bay không rõ danh tính xâm phạm không phận ở Vladivostok.

Áp sát mục tiêu, phi công lái MiG nhìn thấy chiếc máy bay ném bom 4 động cơ của Mỹ ở độ cao khoảng 10.000 mét, hướng về phía đảo Askold, nơi có căn cứ không quân Nga.

Theo chuyên gia Stanavov, chiếc RB-50G nổ súng ngay khi nhận thấy tiêm kích Liên Xô áp sát. Loạt đạn trúng phải một chiếc MiG do trung úy Alexander Rybakov điều khiển.

Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô - 2

Chiếc MiG-17 tương tự như loại từng bắn rơi máy ba ném bom Mỹ.

May mắn rằng, mặc dù bị hư hại nhưng chiếc MiG-17 vẫn có thể bay tiếp được. Nhận thấy thời gian cho đối thoại đã hết, phi công MiG nổ súng đáp trả.

Vài phút sau, chiếc máy bay ném bom do Boeing sản xuất vỡ tan thành nhiều mảnh và rơi xuống biển. Trong số 18 người trên máy bay, chỉ có cơ phó John Ernst Roche là sống sót.

Hai năm sau đó, tháng 4.1955, trận không chiến khác lại nổ ra. Lần này là ở vùng Viễn Đông gần Kamchatka.

Chiếc máy bay do thám RB-47E Stratojet của Mỹ bị phá hủy sau khi đụng độ với hai tiêm kích MiG-15. 3 thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều thiệt mạng.

Tên lửa phòng không bắn rơi

Tháng 5.1960, phi công Gary Powers của CIA trở nên nổi tiếng thế giới sau khi chiếc máy bay trinh sát U-2C bị rơi ở độ cao 21km so với mực nước biển, sâu 2.000km bên trong không phận Liên Xô, bởi tên lửa phòng không.

Chuyên gia Stanavov kể lại sự kiện ngày 1.5.1960: “Tên lửa S-75 Dvina được phóng lên bầu trời vào 9 giờ sáng ngày hôm đó, phá tan phần đuôi của máy bay trinh sát U-2”.

Phi công Mỹ Powers nhảy dù thành công và bị Liên Xô bắt sống. Một phi công Liên Xô khác tên Sergei Safronov thiệt mạng vì trúng phải tên lửa của quân mình, trong khi đang truy đuổi chiếc U-2.

Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô - 3

Máy bay ném bom B-47E-50-LM Stratojet thời Chiến tranh Lạnh.

Phía Mỹ ban đầu phủ nhận những gì xảy ra, nhưng sau khi Liên Xô cung cấp bằng chứng, ghi rõ “Sản xuất ở Mỹ” thì Tổng thống President Dwight D. Eisenhower mới thừa nhận nhiệm vụ do thám căn cứ quân sự Liên Xô.

Vụ việc đã tạo ra căng thẳng chính trị chưa từng có giữa Liên Xô và Mỹ. Tòa án tối cao Liên Xô kết án Powers 10 năm tù vì tội gián điệp. Nhưng 2 năm sau đó, phi công Mỹ được trả tự do để đổi lấy điệp viên Liên Xô Rudolf Abel.

Hai tháng sau câu chuyện của Powers, ngày 1.7.1960, chiếc Boeing B-47H Stratojet của Mỹ xâm phạm không phận Na Uy-Liên Xô.

Chiếc máy bay bị đánh chặn và phá hủy bởi chiếc MiG-19 do phi công Vasili Poliakov điều khiển. Trong số 6 thành viên phi hành đoàn, chỉ có hai người sống sót là cơ phó Bruce Olmstead và hoa tiêu John McKone.

Hai người này bị bắt làm tù binh và ngồi tù đến tháng 1.1961 thì được trả tự do. Vài tháng sau đó, Liên Xô bàn giao cho phía Mỹ phần thi thể của phi công còn lại khi tìm kiếm trong đống đổ nát.

Lái máy bay đâm thẳng vào nhau

Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô - 4

Một chiếc F-4 Phantom II.

Sự cố đáng chú ý nhất là liên quan đến một chiếc RF-4C Phantom II do phi công Iran và Mỹ điều khiển xâm phạm không phận Liên Xô vào tháng 11.1973, Stanavov viết.

Chiếc MiG-21SM được điều đến đánh chặn nhưng phi công phóng hết đạn tên lửa mà vẫn trượt mục tiêu.

Cuối cùng, đại úy Gennady Yeliseyev đã đưa ra quyết định chưa có từng có trong lịch sử ngành hàng không, khi phi công này lái máy bay đâm thẳng vào chiếc RF-4C của đối phương.

Yeliseyev không kịp nhảy dù nhưng những người bên trong máy bay RF-4C Iran nhảy ra thành công và bị bắt giữ không lâu sau đó.

Trận TQ đánh úp chiếm đảo khiến Liên Xô không kịp trở tay

Căng thẳng Liên Xô-Trung Quốc trong những năm 1960 dẫn đến cuộc xung đột biên giới, tranh chấp ở hòn đảo Trân Bảo/Damansky...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN