Những lần chiến đấu cơ Mỹ rơi vào tay Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh
Để có thể chiếm được các máy bay quân sự Mỹ, Liên Xô thường nghĩ đến các giải pháp phức tạp. Nhưng cũng có lúc Liên Xô đoạt được chiến đấu cơ Mỹ một cách dễ dàng.
Máy bay "cánh cụp cánh xòe" F-111 Aardvark.
Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ được coi giai đoạn vàng của hàng không quân sự. Các chiến đấu cơ và máy bay ném bom giữa hai cường quốc tham gia vào nhiều cuộc xung đột khác nhau trên thế giới, theo báo Nga RBTH.
Đó là khi Liên Xô và Mỹ đều đặt mục tiêu bắt sống máy bay đối phương để nghiên cứu bí mật công nghệ.
Cuộc săn lùng máy bay Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên
Trong Chiến tranh Triều Tiên, các chiến đấu cơ MiG-15 của Liên Xô và F-86 “Sabre” của Mỹ được coi là hai kỳ phùng địch thủ. Cả hai bên đều cố gắng bắt sống ít nhất một máy bay của bên kia, nhưng chỉ có Liên Xô thành công.
Chiến đấu cơ F-86 Sabre của Mỹ.
Tháng 4.1951, một nhóm các phi công kỳ cựu do Trung tá Dzyubenko dẫn đầu, đặt chân đến Triều Tiên. Nhiệm vụ của cả nhóm là buộc một chiếc F-86 phải hạ cánh xuống sân bay Triều Tiên.
Mặc dù nhóm phi công thất bại. Một chiếc Sabre cuối cùng vẫn rơi vào tay Liên Xô. Trong trận không chiến ngày 6.10.1951, phi công Liên Xô Yevgeny Pepelyaev gây thiệt hại vừa đủ để buộc phi công Mỹ phải hạ cánh máy bay xuống vùng bờ biển Triều Tiên.
Phi công Mỹ được giải cứu nhưng chiếc máy bay bị thu giữ và đem về Moscow.
F-86 Sabre từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên.
Nhà thiết kế Vladimir Kondratyev được giao nhiệm vụ tạo ra chiếc F-86 của Liên Xô nhưng dự án cuối cùng bị hủy bỏ. Các đặc tính, thành phần và vật liệu tạo ra chiếc F-86 được đem sử dụng trong ngành công nghiệp hàng không Liên Xô.
Trong khi đó, người Mỹ từng mở Chiến dịch Moolah vào ngày 1.10.1950, hứa sẽ trao thưởng lớn nếu phi công Triều Tiên đem máy bay nguyên vẹn sang Hàn Quốc.
Nhưng phải mãi đến năm 1953, khi chiến dịch đã kết thúc, phi công No Kum-sok mới lái chiếc MiG-15 hạ cánh tại sân bay Kimpo gần Seoul.
Máy bay “cánh cụp cánh xòe” Aardvark
Ngày 17.3.1968, 6 chiếc F-111 Aardvark hay còn gọi là máy bay “cánh cụp cánh xòe”, lần đầu tham chiến ở Việt Nam. Các máy bay này thường xuất hiện đột ngột, dội bom rất nhanh rồi biến mất không dấu vết.
F-111 là mẫu máy bay ném bom chiến thuật có thiết kế tiên tiến thời bấy giờ.
Sỹ quan tình báo Liên Xô lần đầu thu thập được hình ảnh về chiếc F-111 trong cuộc triển lãm hàng không Paris vào mùa xuân năm 1967. Sỹ quan này gửi về Moscow các hình ảnh chụp từ nhiều góc độ về chiếc máy bay. Nhưng tìm hiểu máy bay từ bên trong là nhiệm vụ chưa ai làm được.
Trên thực tế, máy bay “cánh cụp cánh xòe” không quá nguy hiểm. Chỉ vài tuần tham gia Chiến tranh Việt Nam, hai chiếc F-111 Aardvark đã bị bắn rơi bởi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Một chiếc khác bị tóm sống và đem về Liên Xô.
Có nhiều lời kể khác nhau về câu chuyện máy bay “cánh cụp cánh xòe” bị tóm sống. Một tài liệu viết, chiếc F-111 bị phi công Liên Xô áp chế điện tử, buộc hạ cánh xuống một sân bay ở miền Bắc Việt Nam. Một giả thuyết khác là phi công Mỹ đã tự nộp mình cùng chiếc máy bay nguyên vẹn.
Ngoài chiếc F-111, Liên Xô còn thu giữ nhiều khí tài quân sự Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam như máy bay F-4, A-37, F-5E, trực thăng CH-47A Chinook và tên lửa AIM-7 Sparrow.
Trong suốt một thời gian dài, việc Liên Xô trực tiếp can thiệp vào các cuộc không chiến trên bầu trời Triều Tiên giai đoạn...
Nguồn: [Link nguồn]