Những dịch bệnh tồi tệ khiến hàng triệu người mất mạng trong lịch sử
Dịch bệnh virus Corona xuất phát từ Trung Quốc đang khiến cả thế giới lo lắng vì tốc độ lây lan nhanh. Trong quá khứ, từng có những dịch bệnh lớn càn quét khiến rất nhiều người phải thiệt mạng.
Virus Corona đã khiến hơn 7.700 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc.
Theo The Sun, một chủng mới của virus Corona đang lan ra khắp toàn cầu. Virus xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, khiến hơn 7.700 người nhiễm chỉ sau một tháng và có 170 trường hợp tử vong.
Nhân sự kiện này, báo Anh đã điểm lại các trường hợp virus gây bệnh dịch tồi tệ nhất lịch sử.
Đại dịch Antonine
Đại dịch nổ ra ở châu Âu khiến 5 triệu người chết.
Đây là đại dịch bùng phát ở thời cổ đại, trong giai đoạn năm 165-180. Nguồn gốc của virus bắt đầu từ người Hung Nô và cuối cùng là lây nhiễm trên khắp Đế chế La Mã.
Galen, một nhà vật lý người Hy Lạp, đã ghi chép lại đầy đủ về bệnh dịch. Người bệnh bị tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, ho dữ dội, hơi thở có mùi hôi và những nốt đỏ, đen xuất hiện trên khắp cơ thể.
Bệnh dịch ước tính khiến 5 triệu người chết, gây tổn thất lớn đối với quân đội La Mã.
Hai hoàng đế La Mã chết vì dịch là Lucius Verus (mất năm 169) và Marcus Aurelius Antoninus (mất năm 180). Người ta gọi tên đại dịch theo họ của hoàng đế Marcus Antoninus.
Cái chết Đen
Đại dịch cái chết Đen khiến khoảng 200 triệu người chết.
Đại dịch Cái chết Đen kéo dài từ năm 1346-1353, lan ra khắp châu Âu, châu Phi và châu Á. Số người chết ước tính từ 75-200 triệu người.
Bệnh dịch bắt nguồn từ châu Á, lây lan ra khắp toàn cầu do những con chuột nhiễm bệnh sống trên các tàu chở hàng.
Các nhà khoa học ước tính mất từ 10-14 ngày để bệnh dịch giết cả một đàn chuột. Những con chuột nhiễm bệnh quay sang cắn người tạo thành dịch hạch ở đùi, nách hay ở cổ.
Người nhiễm có từ 3-5 ngày ủ bệnh và sau đó sức khỏe đột ngột suy giảm. Ước tính 80% số người mắc dịch hạch đã tử vong. Ước tính dịch hạch đã khiến 15% dân số ở London, Anh biến mất, tạo nên một mùa hè bi thảm.
Cúm Tây Ban Nha
Cúm Tây Ban Nha nổ ra năm 1918 cho đến nay được coi là đại dịch tồi tệ nhất với 50 triệu người chết trong số 500 triệu người nhiễm bệnh. Con số này lớn hơn gấp đôi so với 20 triệu người chết trong Thế chiến 1.
Dịch bệnh bắt nguồn từ châu Âu, lây lan sang Mỹ và khiến 675.000 người Mỹ tử vong. Người bệnh ban đầu có các triệu chứng bị cúm thông thường nhưng sau đó tình trạng tồi tệ nhanh chóng. Làn da biến thành màu xanh còn phổi đầy dịch, khiến bệnh nhân chết vì ngạt thở.
Ở thời điểm đó, không có thuốc đặc trị bệnh nên nhiều người đã đào mồ cho chính mình để chờ đợi cái chết. Tây Ban Nha là quốc gia chịu hứng chịu bệnh dịch tồi tệ nhất, đặc biệt chỉ tác động đến những người trưởng thành trẻ khỏe. Trẻ em và người già may mắn được virus “bỏ qua”.
Tính đến mùa hè năm 1919, dịch bệnh chấm dứt khi những người nhiễm bệnh cuối cùng tử vong còn người sống đã sản sinh kháng thể.
Cúm châu Á
Dịch cúm châu Á lan sang cả Anh và Mỹ.
Dịch cúm châu Á H2N2 bắt nguồn ở Trung Quốc vào năm 1956 và kết thúc năm 1958. Trong vài tháng đầu tiên, dịch bệnh lây lan khắp Trung Quốc và sau đó lan sang Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính số người chết là vào khoảng 2 triệu người, riêng ở Mỹ là 69.800 người.
Sốt Zika
Sốt Zika, còn được gọi là bệnh do virus Zika hay đơn giản là Zika, lây truyền do muỗi hút máu. Người bệnh có các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban, đau khớp và mắt đỏ.
Tháng 5.2015 trường hợp lây nhiễm Zika đầu tiên xuất hiện ở Brazil. Các nhà khoa học tin rằng sự kiện thể thao diễn ra tháng 8.2014 ở Rio de Janeiro, thu hút các vận động viên đến từ 4 đảo quốc Thái Bình Dương, là nguyên nhân phán tán bệnh dịch.
Virus khiến 1,5 triệu người nhiễm bệnh ở 68 quốc gia, đặc biệt là những nước có khí hậu phù hợp cho muỗi phát triển. Hầu như không ghi nhận có người chết vì nhiễm virus Zika.
Viruss Zika cũng gây dị tật cho các trường hợp trẻ em chào đời. Những trẻ em sống sót chịu những di chứng suốt đời.
Cúm Hong Kong
Dịch cúm Hong Kong được ghi nhận vào ngày 13.7.1968. Sau 17 ngày, virus từ Hong Kong lan sang Singapore, Việt Nam. Sau 3 tháng, virus xuất hiện ở Philippines, Ấn Độ, Úc, châu Âu và Mỹ.
Dịch bệnh có tỉ lệ tử vong thấp, nhưng vẫn khiến 1 triệu người bỏ mạng, bao gồm 500.000 người ở Hong Kong.
Nguồn: [Link nguồn]
Số trường hợp xác nhận nhiễm virus Corona đã tăng vọt lên con số 7.771 người ở Trung Quốc, tính đến ngày 29.1 trong khi...