Những cuộc chiến quyết định vị thế Tổng thống Nga Putin
Vị thế của Tổng thống Nga Valdimir Putin không chỉ được khẳng định thông qua các cuộc chiến tranh thực thụ, mà còn được củng cố vững chắc thông qua việc lèo lái con thuyền nước Nga thoát khỏi những trận cuồng phong cấm vận của phương Tây.
Vượt qua cấm vận phương Tây
Để ngăn chặn và kiềm chế ảnh hưởng của Nga, đặc biệt là ngăn chặn Tổng thống Putin khôi phục lại vị thế siêu cường thời kỳ Liên Xô, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ không chỉ sử dụng con bài ủng hộ các thế lực phe đối lập trong nước Nga với mục đích làm cho nước Nga bất ổn. Đặc biệt, họ còn sử dụng cuộc "chiến tranh tiền tệ" nhằm vào kinh tế Nga.
Việc Tổng thống Nga Putin thành công trong việc chống lại cuộc chiến tranh tiền tệ được coi như là một chiến thắng trong cuộc "chiến tranh vệ quốc lần thứ 2".
Sau khi không thể khuất phục và làm lung lay quyết tâm, ý chí của Tổng thống Putin, các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ đã tiến hành thay đổi cách tiếp cận, trong đó, tập trung vào điểm yếu cốt tử của Nga đó là đồng tiền Ruble.
Nếu nói cuộc chiến tại Chechnya, Gruzia hay tại Ukraine là những cuộc chiến đấu "phòng thủ phản kích" về mặt quân sự, thì việc Tổng thống Putin can đảm, linh hoạt và hiệu quả trong việc chống lại sự can thiệp về kinh tế của phương Tây lại là một "cuộc chiến" khác thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của ông trên mặt trận ngoại giao quốc tế.
Ngay từ đầu tháng 3/2014, các nước phương Tâ đứng đầu là Mỹ bắt đầu tiến hành nhiều biện pháp cấm vận đối với Nga. Tuy nhiên, do giá dầu quốc tế lúc này vẫn duy trì ở mức tăng cao, điều đó giúp đồng Ruble của Nga không những không bị mất giá, mà còn duy trì được trạng thái tăng giá.
Tuy nhiên, tới cuối năm 2014, do nhiều nguyên nhân khác nhau, giá dầu thế giới đột nhiên tụt dốc. Điều đó khiến cho giá trị đồng Ruble và kinh tế nước Nga đối mặt với thách thức cực kỳ to lớn. Bởi vì, nguồn ngoại tệ của Nga chủ yếu đến từ các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ.
Ngày 6/11/2014, giá dầu thô kỳ hạn giao tại NewYork đã tụt xuống mức 80 USD/thùng. Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 18/12/2014, tỷ giá đồng Ruble đã bị mất giá trầm trọng lên tới 67,8%. Đây là sự sụt giảm được cho là mạnh nhất trong vòng 16 năm qua. Lúc này 1 USD đổi được 66,04 Ruble.
Lợi dụng tình trạng này, các nhà tư bản phương Tây đứng đầu là Mỹ đã phát động cuộc chiến tiền tệ trắng trợn đối với nền kinh tế Nga, đặc biệt là nhằm vào đồng Ruble của Nga.
Đồng thời, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những dự báo hết sức bi quan về viễn cảnh kinh tế và tài chính của Nga.
Đặc biệt, vào ngày 17/12/2014, Nhà Trắng đã ký kết với Ukraine một dự luật viện trợ mới, trong đó bao gồm từng bước cấm vận đối với vũ khí và ngành dầu khí của Nga.
Động thái này của Mỹ có mục đích rất rõ ràng đó là muốn trực tiếp can dự sâu hơn vào Nga, muốn nhổ tận gốc nền kinh tế Nga, không để cho Nga bất kỳ cơ hội nào lật ngược tình thế.
Đây được giới phân tích coi là cuộc chiến tranh vệ quốc lần thứ 2, hay còn gọi là chiến dịch Stalingrad.
Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tiền tệ được mệnh danh là chiến tranh vệ quốc lần 2 này, Tổng thống Putin đã không ngần ngại huy động trong kho dự trữ quốc gia 15,7 tỷ USD chỉ trong vòng 1 tuần.
Tuy nhiên, điều không may đối với Nga là vào ngày 29/12 cùng năm, giá dầu quốc tế tiếp tục thiết lập kỷ lục giảm giá mới trong vòng 5 năm qua. Và ngay trong ngày đồng Ruble cũng mất giá trầm trọng.
Lúc này Tổng thống Putin phải đối mặt với thời khắc nguy hiểm nhất kể từ khi cầm quyền tới nay. Và tưởng chừng như Tổng thống Putin không thể chống đỡ được. Tuy nhiên, bằng con mắt chiến lược và sự thực dụng tài tình, ông Putin đã biết cách đưa nước Nga thoát khỏi thời khắc hiểm nghèo.
Một bước đi đầy toan tính chiến lược và đúng thời điểm của Tổng thống Putin là động thái ký kết với Trung Quốc-quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, các hợp đồng mua bán khí đốt và dầu lửa trị giá hàng trăm tỷ USD.
Những hợp đồng này đã biến Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu dầu khí lớn nhất của Nga. Tới năm 2015, lượng dầu thô Trung Quốc nhập khẩu từ Nga đã tăng 17,5% so với năm 2014. Và Trung Quốc đã chính thức vượt qua Đức trở thành nhà nhập khẩu dầu khí lớn nhất của Nga. Đặc biệt, sang năm 2016, lượng dầu thô Trung Quốc nhập khẩu từ Nga đã tăng lên 23,44%. Điều này đã biến Nga vượt qua Saudi Arabia trở thành nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất sang Trung Quốc.
Các nhà phân tích thống nhất cho rằng, các dòng tiền nhập khẩu đến từ Trung Quốc đã mang lại sự trợ giúp cực kỳ to lớn và kịp thời cho Nga, trong bối cảnh nền kinh tế bị phương Tây cấm vận.
Ngoài ra, trong thời gian cầm quyền Tổng thống Putin đã chuẩn bị cho mình các kế hoạch và công cụ hữu ích để chống lại sự cấm vận của phương tây bằng cách, gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, dự trữ vàng và dự trữ bằng các tài sản khác. Chính điều này đã giúp Putin rất nhiều trong việc đối phó với các lệnh cấm vận của phương Tây.
Đoàn kết quốc gia, tự lực cánh sinh
Những thành quả của Tổng thống Putin được củng cố không chỉ trong đội ngũ lãnh đạo của chính quyền mà còn được sự cổ vũ to lớn của người dân. Từ chính phủ và người dân đều đón nhận hiện thực mà nước Nga đang phải đối mặt và thách thức, đồng thời quyết tâm cùng nhau đối phó với thách thức.
Việc Putin vượt qua được cuộc chiến tiền tệ của phương Tây phần lớn dựa vào sự quyết đoán kịp thời và tài lèo lái của Putin. Đặc biệt, là khả năng kêu gọi sự đoàn kết của dân chúng để cùng nhau vượt qua các thách thức bằng phong cách tự tin, đoàn kết và kiên định.
Như vậy, trong suốt chặng đường cầm quyền 18 năm đầy thách thức, vận mệnh của Putin dường như đã gắn chặt với các lợi ích quốc của nước Nga. Đối mặt với các thách thức từ bên ngoài, Tổng thống Putin đã thể hiện khả năng xử lý tuyệt vời, luôn kiên định lập trường, tiến hành phản kích bằng mọi giá, không chần chừ do dự, luôn nắm bắt cơ hội dù đó là nhỏ nhất.
Chính điều này sẽ giúp đặt nền móng vững chắc để Tổng thống Putin tiếp tục gặt hái thành công mới trong 6 năm cầm quyền tiếp theo.
Nhà tiên tri mù được tin là tiên đoán chính xác sự kiện Brexit, 11.9 và sự trỗi dậy của IS cũng từng đưa ra một dự đoán...