Những “công cụ mềm” giúp châu Á vượt qua đại dịch

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Bảng xếp hạng về khả năng chống chọi trước đại dịch COVID-19 do Bloomberg thiết lập thường xuyên cho thấy có tới 10 quốc gia, lãnh thổ ở châu Á nằm trong số 15 quốc gia, lãnh thổ đầu tiên phản ứng hiệu quả với đại dịch ngay khi nó xuất hiện năm 2020, bao gồm New Zealand, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc).

Theo đánh giá, những quốc gia và vùng lãnh thổ này hầu hết đều đã từng phải đối mặt với những đợt bùng phát dịch SARS nghiêm trọng trong những năm 2000 và giờ đây, họ đều biết lợi dụng cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 bằng cách tăng cường hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia khi có một đợt lây nhiễm lớn. Trong khi đó, nhiều quốc gia phương Tây như Mỹ hay Anh lại tỏ ra mất kiểm soát trước mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Còn theo đánh giá cua trang aerion.24 news thì trong một vài trường hợp ngoại lệ, việc tặng khẩu trang, gửi vaccine và thiết bị y tế cho nước khác đã giúp họ phát triển một hình ảnh tích cực bất chấp cuộc khủng hoảng y tế vì đại dịch.

Không một chính phủ nào trên thế giới có được sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó với quy mô của đại dịch toàn cầu này. Nhưng, nhờ sự hợp tác của chính quyền các địa phương, chính quyền trung ương Trung Quốc đã có thể nhanh chóng triển khai các biện pháp ngăn chặn quyết liệt đại dịch. Động thái chưa từng có của Bắc Kinh nhằm phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán với 11 triệu dân và các thị trấn lân cận ở tỉnh Hồ Bắc có vai trò sống còn trong việc ngăn chặn sự lây lan của SARS-CoV-2. Mặc dù từng bị chỉ trích là không cảnh báo người dân kịp thời, cũng như không áp đặt các biện pháp phong tỏa khi đại dịch mới bắt đầu nhưng Trung Quốc được cho là đã đưa ra các quyết định nhanh chóng và dứt khoát.

Cuộc chạy đua vaccine đóng góp cho thế giới nhiều hơn chúng ta tưởng.

Cuộc chạy đua vaccine đóng góp cho thế giới nhiều hơn chúng ta tưởng.

Khác với biện pháp phong tỏa của Trung Quốc, Hàn Quốc đã chọn phương án tự do đi lại, sàng lọc có hệ thống và truy vết điện tử để xác định các chuỗi lây nhiễm. Chính sách tích cực này có hiệu quả trong suốt năm 2020 và nhanh chóng được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in coi như là “một biện pháp tốt” cần được phổ biến rộng rãi. Kể từ tháng 3-2020, ông Moon Jae-in là “đại sứ” của mô hình y tế này - được ông mô tả là một mô hình dân chủ - trong khuôn khổ G-20.

Trong khi người ta có cảm giác Nhật Bản tỏ ra hờ hững trước cuộc khủng hoảng COVID-19 thì thật ra, số người tử vong vì đại dịch ở Nhật Bản thấp hơn nhiều nơi khác. Chính phủ Nhật Bản chủ yếu dựa vào văn hóa vệ sinh và ý thức công dân của người dân trong cuộc chiến chống đại dịch.

Singapore là một trong những nước được ca ngợi về hiệu quả trong quản lý đại dịch, với số người tử vong rất thấp (55 người tính đến hết tháng 8-2021). Trong những tháng đầu tiên của đại dịch, Singapore đã giữ vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng của Bloomberg về khả năng chống chọi với COVID-19. Sự thành công của ứng dụng truy vết kỹ thuật số TraceTogether (được 90% người dân Singapore sử dụng) đã cho phép quốc đảo này phục hồi nền kinh tế của mình mà không còn phải lo ngại là không kiểm soát được đại dịch. Rốt cuộc, việc Singapore phong tỏa trong thời gian ngắn và chính xác cho phép hệ thống y tế vận hành tốt, giúp nền kinh tế luôn vận động. Ưu tiên các nguồn lực một cách hiệu quả, hành động trong tình trạng khẩn cấp chứ không cần vội vàng ra quyết định, quản lý tốt thông tin liên lạc và xây dựng mức độ tin cậy cao giữa các công dân và chính phủ, là những chiến lược đã cho phép Singapore quản lý khủng hoảng hiệu quả.

Việt Nam, nếu tính đến vị trí địa lý ngay cạnh Trung Quốc - nơi được cho là khởi phát của đại dịch - và quy mô dân số hiện tại, thì vẫn được cho là một trong những quốc gia chống dịch hiệu quả. Kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ca ngợi là một trong những quốc gia châu Á thành công nhất trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus. Và đến bây giờ, với kết quả tiêm chủng cao, Việt Nam lại được cộng đồng nhắc đến vì những nỗ lực ngăn chặn đại dịch, bảo vệ sức khỏe người dân.

Là nước đầu tiên trên thế giới bị tác đông bởi đại dịch, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng y tế, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp toàn cầu các thiết bị bảo vệ cá nhân, bao gồm cả khẩu trang. Chính sách “ngoại giao khẩu trang” này nhằm mục đích tạo cho Trung Quốc một bộ mặt siêu cường nhân từ. Đối với các nước xuất khẩu khác, việc xuất khẩu và tặng trang thiết bị y tế này đã trở thành một công cụ quyền lực mềm.

Tại Hàn Quốc, gần 30 phòng thí nghiệm được cấp phép hoạt động và các công ty Hàn Quốc đã nỗ lực rất nhiều để sản xuất các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và thiết bị y tế. Hàn Quốc đã cung cấp các bộ xét nghiệm nhanh cho Mỹ để đáp ứng yêu cầu cấp bách giai đoạn đầu của nước này. Colombia, Myanmar và Indonesia cũng là những nước đầu tiên được Hàn Quốc tài trợ khẩu trang.

Là đất nước mà việc đeo khẩu trang y tế là hết sức phổ biến ngay từ khi chưa xảy ra đại dịch, Nhật Bản đã phải trải qua tình trạng thiếu khẩu trang từ khi bắt đầu đại dịch, khiến chính phủ nước này buộc phải áp dụng chính sách phân bổ khẩu trang cho đến tháng 6-2020. Nhật Bản đã phải nhập khẩu trang từ Trung Quốc trước khi khởi động lại việc sản xuất trong nước. Tính dễ bị tổn thương này của Nhật Bản trước Trung Quốc đã thúc đẩy Tokyo xem xét lại toàn diện chuỗi cung ứng của mình và tài trợ cho việc di dời cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản đến các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Nguồn: [Link nguồn]

Đeo khẩu trang bao lâu thì phải thay để tránh mắc COVID-19?

Các chuyên gia Mỹ vừa tư vấn về thời gian đeo, cách vệ sinh và tái sử dụng khẩu trang đúng cách để bản thân và người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Lan (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN