Những chuyến bay qua lại giữa Trung Quốc và Myanmar

Cứ mỗi đêm trong suốt hơn một tuần, các chuyến bay không số hiệu liên tục qua lại giữa Trung Quốc và Myanmar, chở theo hàng hóa và một số lượng người không xác định.

Máy bay của hãng hàng không Myanmar Airways. Ảnh minh họa.

Máy bay của hãng hàng không Myanmar Airways. Ảnh minh họa.

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1.2, Myanmar gần như cắt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài. Các chuyến bay quốc tế đến Myanmar bị đình chỉ hoàn toàn.

Nhưng theo các nhà quan sát, trung bình mỗi đêm có 5 chuyến bay với 3 chiếc máy bay vẫn qua lại giữa Côn Minh, Trung Quốc và Yangon, Myanmar.

Phía Trung Quốc tuyên bố các chuyến bay qua lại giữa hai nước trong giai đoạn này chỉ đơn giản là vận chuyển hàng hóa. Hãng hàng không Myanmar Airways nói các chuyến bay đơn giản là chở hải sản xuất khẩu.

Susan Hutchinson, chuyên gia về khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Đại học Quốc gia Úc, gần đây đưa ra nhận định rằng, các chuyến bay này dường như cho thấy Trung Quốc có liên quan đến cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.

Theo bà Hutchinson, trong số 3 máy bay thường xuyên qua lại giữa Trung Quốc và Myanmar, có 2 máy bay của hãng Myanmar Airways và một máy bay không rõ nhận dạng.

Các máy bay này không bật thiết bị phát tín hiệu như máy bay thương mại bình thường, cũng không mang số hiệu khi hạ cánh xuống sân bay Côn Minh ở Trung Quốc, bà Hutchinson cho biết.

Những chuyến bay thường xuyên qua lại giữa Trung Quốc và Myanmar.

Những chuyến bay thường xuyên qua lại giữa Trung Quốc và Myanmar.

“Với tình hình hiện tại ở Myanmar, có hai khả năng. Đó là máy bay chở nhân lực từ Trung Quốc đến Myanmar, giúp kiểm soát mạng lưới Internet. Lý do thứ hai có thể là Trung Quốc giúp quân đội Myanmar mở rộng kho dự trữ vũ khí”, bà Hutchinson nhận định.

Theo chuyên gia Úc, trang thiết bị vũ khí không nhất thiết phải là loại phức tạp, có thể đơn giản chỉ là đạn được. “Côn Minh là nơi tập trung một lượng lớn lực lượng pháo binh Trung Quốc và là nơi đặt lực lượng tên lửa số 63 của Trung Quốc”, bà Hutchinson viết.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân hồi tuần trước nói rằng “có những thông tin không chính xác liên quan đến Trung Quốc và Myanmar”, khi được có phải Trung Quốc đưa thiết bị và kỹ sư IT sang Myanamr hay không.

Ngoài Trung Quốc, các nhà phân tích gần đây cũng chỉ ra dấu ấn của Nga trong cuộc đảo chính ở Myanmar. Xe bọc thép hạng nhẹ và nhiều phương tiện quân sự lăn bánh trên đường phố Myanmar trong ngày diễn ra đảo chính là do Nga sản xuất.

Dấu ấn Nga trong cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar

Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar hồi đầu tháng này phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa quân đội Myanmar và “người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - News.com.au ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN