Những chiếc "gương thần" kỳ lạ bảo vệ Anh trước máy bay phát xít Đức

Trước khi các công nghệ tiên tiến, tối tân ra đời, quân đội Anh phải sử dụng các công cụ thô sơ, cồng kềnh để tăng cường phòng thủ.

Những chiếc "gương thần" kỳ lạ bảo vệ Anh trước máy bay phát xít Đức - 1

 Với phần thành bê tông dày và mặt gương lõm sâu vào trong, gương phản xạ âm thanh là thiết kế ưu việt nhất của quân đội Anh để tăng cường phòng thủ tại thời điểm Thế chiến I.

Hơn 1 thế kỷ trước, vào thời điểm cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đang diễn ra ác liệt, các khối bê tông được biết đến với cái tên gương phản xạ âm thanh xuất hiện với nhiệm vụ phát hiện âm thanh từ máy bay địch.

Trước khi hệ thống radar ra đời lần đầu tiên vào năm 1935, gương phản xạ âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ của quân đội Anh trong Thế chiến I. Hệ thống cảnh báo sớm này đi vào sử dụng từ khoảng năm 1915 và được lắp đặt dọc khắp các bờ biển của nước Anh.

Thực chất, gương âm thanh là một thiết bị thụ động được sử dụng để phản xạ và tập trung sóng âm thanh. Có hình dạng giống một chiếc gương cầu lõm khổng lồ, gương âm thanh là một khối bê tông kích thước lớn, thường cao trên 1 mét, có chức năng đoán định phương hướng của máy bay.

Gương phản xạ âm thanh có khả năng phát hiện các tiếng ồn từ động cơ của khinh khí cầu và tàu bay Zeppelin nổi tiếng của Đức thời đó từ khoảng cách hơn 20 km. Một số gương âm thanh có kích thước lớn hơn có thể thu nhận âm thanh của máy bay cách đó 40 km.

Những chiếc "gương thần" kỳ lạ bảo vệ Anh trước máy bay phát xít Đức - 2

 Gương phản xạ âm thanh được xây dựng khắp dọc bờ biển nước Anh để phát hiện tín hiệu tàu bay của Đức.

Những chiếc "gương thần" kỳ lạ bảo vệ Anh trước máy bay phát xít Đức - 3

 ​​​​​​​Một trong số những gương phản xạ âm thanh có kích thước lớn nhất cao tới 5 mét, với độ dài tường cong khoảng 70 mét.

Cha đẻ của sáng kiến này là tiến sĩ William Sansome Tucker – người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu âm học trong quân đội Anh. Thiết bị này được nước Anh sử dụng xuyên suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và chỉ dần trôi vào quên lãng khi nó trở nên lỗi thời vào thập niên 30 của thế kỉ trước.

Theo thiết kế riêng của tiến sĩ William, bộ phận dây nhiệt âm thanh được đặt ở tâm lòng chảo của mỗi gương giúp thu về các tín hiệu của máy bay địch và cảnh báo trước 15 phút, giúp pháo phòng không Anh có thời gian chuẩn bị cho các cuộc ném bom của quân đội Đức.

Về sau, khi hiệu suất của máy bay tăng lên, việc phát hiện âm thanh hay xác định sự xuất hiện của máy bay trước 15 phút không còn là điều khả thi, do đó các gương phản xạ âm thanh không còn hữu ích nữa và được thay thế bằng công nghệ radar mới phát triển.

Ngày nay, một số lượng lớn loại gương này vẫn nằm rải rác ở các vùng nước Anh với tình trạng tương đối nguyên vẹn – minh chứng cho cuộc chiến tranh đầu tiên bùng nổ trên phạm vi toàn cầu.

Những chiếc "gương thần" kỳ lạ bảo vệ Anh trước máy bay phát xít Đức - 4

Tuy nhiên, khi máy bay chiến đấu trở nên khó phát hiện hơn, sự cồng kềnh, tốn kém của các gương phản xạ âm thanh dần nhường chỗ cho hệ thống quét radar tối tân hơn.

Những chiếc "gương thần" kỳ lạ bảo vệ Anh trước máy bay phát xít Đức - 5

 ​​​​​​​Ngày nay, ở các vùng ven biển nước Anh, nhiều gương phản xạ âm thanh vẫn ở nguyên vị trí ban đầu khi chúng được lắp đặt.​​​​​​​

Vũ khí kinh khủng của Hitler với đường kính 1,6 km, bắn từ vũ trụ

“Khẩu súng“ này sử dụng năng lượng mặt trời và thiêu đốt tàu bè, căn cứ quân sự của đối phương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo My Lê - CNN ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN