Những bước tiến của thuốc điều trị Covid-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Công ty Dược phẩm Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics (đều của Mỹ) hôm 11-10 nộp đơn đề nghị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc Molnupiravir để điều trị Covid-19.

Bước đi này diễn ra sau khi dữ liệu nghiên cứu được công bố đầu tháng 10 cho thấy viên uống Molnupiravir giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện và tử vong ở người mắc Covid-19 thể nhẹ và vừa. Nếu được phê duyệt, đây sẽ là loại thuốc uống điều trị Covid-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng.

Theo Reuters, hãng Merck dự kiến sản xuất 10 triệu liệu trình Molnupiravir vào cuối năm 2021. Các chuyên gia nhận định việc phê duyệt Molnupiravir sẽ là cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19 bởi phương pháp điều trị này thuận tiện, không quá đắt đỏ và có thể tiếp cận nhiều bệnh nhân có nguy cơ cao hơn so với các phương pháp điều trị kháng thể hiện nay.

Nhân viên nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm Merck ở bang New Jersey-Mỹ Ảnh: MERCK

Nhân viên nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm Merck ở bang New Jersey-Mỹ Ảnh: MERCK

Trong khi đó, loại thuốc kết hợp 2 loại kháng thể của hãng AstraZeneca (Anh - Thụy Điển) cũng cho thấy hiệu quả trong việc ngăn bệnh nhân Covid-19 trở nặng và tử vong khi được dùng trong vòng 1 tuần kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

Giám đốc điều hành AstraZeneca Mene Pangalos hôm 11-10 cho biết kết quả điều trị nêu bật khả năng sử dụng thuốc AZD7442 trong tương lai như một phương pháp phòng ngừa không dùng vắc-xin.

AstraZeneca hồi tuần trước cũng đề nghị FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp cho AZD7442 như loại thuốc phòng ngừa.

Cụ thể, nó được sử dụng để hỗ trợ những người không có được phản ứng miễn dịch đủ mạnh sau khi tiêm vắc-xin, chủ yếu là người ghép tạng hoặc đang điều trị ung thư. Ngoài ra, công ty còn đang nghiên cứu sử dụng AZD7442 để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nhập viện. 

Tiêm kháng thể Covid-19: AstraZeneca công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 3

Phương pháp tiêm kháng thể Covid-19 được AstraZeneca coi là giải pháp thay thế tiềm năng cho những người không thể tiêm vắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN