Những biện pháp kiểm soát phong tỏa vì dịch Covid-19 khắc nghiệt nhất thế giới
Trong bối cảnh các biện pháp phong toả được áp đặt ở các mức độ khác nhau trên toàn cầu nhằm ngăn chặn COVID-19, nhiều người dân thế giới đang đối mặt với những hạn chế di chuyển chưa từng có.
Theo Guardian, hôm 31.3, cảnh sát Kenya đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi một cậu bé 13 tuổi bị bắn chết tại ban công nhà ở Nairobi. Ở thời điểm vụ việc xảy ra, cảnh sát đang tuần tra trong giờ giới nghiêm.
"Họ xuất hiện, gào thét và đánh đập chúng tôi trong khi chúng tôi là những người dân tuân thủ luật pháp", Hussein Moyo, cha của cậu bé kể lại.
Có những lo ngại rằng cảnh sát ở nhiều nơi trên thế giới thực thi lệnh phong tỏa quá nghiêm khắc, trong khi nhóm người nghèo, người dễ bị tổn thương vẫn thường lẻn ra ngoài để kiếm thêm tiền.
Tại Ấn Độ, những người lao động từ thành phố New Delhi khi trở về quê bị phun chất khử trùng toàn thân bất chấp loại chất này rất có hại cho da, mắt và phổi, theo tờ Indian Express. Ở bang Punjab, những người vi phạm lệnh phong tỏa sẽ bị buộc phải chống đẩy và nói: “Chúng tôi là kẻ thù của xã hội. Chúng tôi không thể ở yên tại nhà”.
Quân cảnh Hungary tuần tra tại một khu chợ ở Budapest.
Ở Paraguay, người vi phạm sẽ bị yêu cầu nhảy tại chỗ hoặc nằm úp mặt xuống đất, nhắc đi nhắc lại câu: "Chúng tôi hứa sẽ không rời nhà nữa".
Mặc dù các biện pháp phong tỏa ở nhiều mức độ khác nhau là cần thiết để ngăn dịch bệnh lây lan, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc hối thúc các quốc gia đảm bảo phản ứng với đại dịch là “phù hợp, cần thiết và không phân biệt đối xử”.
Tại Phillipines, cảnh sát bắt những người vi phạm lệnh giới nghiêm ngồi trong chuồng sắt chật hẹp hoặc ngồi ngoài đường giữa trời nắng. Ước tính hơn 17.000 người ở Philippines đã bị bắt giữ vì vi phạm lệnh phong tỏa.
Tổ chức Quan sát Nhân quyền (HRW) cũng cảnh báo, sẽ là phản tác dụng nếu những công dân mắc lỗi sau đó bị đưa vào các cơ sở giam giữ chật cứng người, làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus.
Ở thành phố cảng Mombasa, Kenya, cảnh sát đã xịt hơi cay vào những người tụ tập tại một bến phà, khiến nhiều người ho và chảy nước mắt. "Nếu chiến dịch là để bảo vệ người dân khỏi bị lây nhiễm virus thì cách hành xử có thể cho kết quả ngược lại", một nhóm kêu gọi cải tổ lực lượng cảnh sát Kenya, nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Không chỉ thể hiện một số thiếu sót trong các biện pháp chống dịch, dịch Covid-19 bùng phát đang để lộ ra một số điểm...
Nguồn: [Link nguồn]