Những bí ẩn còn để ngỏ về Covid-19 sau 2 năm bùng phát
Liệu đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc sau biến thể gây bệnh rất nhẹ Omicron? Người đã mắc Covid-19 thì hậu quả của nó kéo dài bao lâu? Tại sao có người trở nên miễn nhiễm với SARS-CoV-2? Các nhà khoa học trên thế giới đang cố gắng giải đáp bí ẩn này.
Di chứng hậu Covid-19 là điều mà WHO xác định là cần nghiên cứu thêm
Liệu Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu nhờ Omicron?
Trên tạp chí SELF, bà Eleanor J. Murray, Giáo sư về dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Boston cho rằng, suy nghĩ này là hơi sớm. Omicron có thể chưa phải là biến thể kết thúc đại dịch. Một biến thể phụ của Omicron, được gọi là BA.2, đã được xác định ở hơn 67 quốc gia cho đến nay và đã trở nên thống trị ở một số quốc gia bao gồm cả Đan Mạch. Ngoài ra, dựa trên các làn sóng diễn ra trong 2 năm qua, trong những năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến các đợt bùng phát nhỏ hơn và dễ dự đoán hơn theo thời gian, cụ thể là làn sóng mới vào mùa thu hay mùa đông hàng năm. Trong khi đó, nhiều người vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
Giới chuyên gia dịch tễ Mỹ cũng cho rằng, virus SARS-CoV-2 chưa phải là bệnh đặc hữu, theo định nghĩa là căn bệnh dự đoán trước có thể xảy ra một địa điểm và thời gian cụ thể. Tuy nhiên, bệnh đặc hữu không có nghĩa là nhẹ hoặc vô hại. Với Omicron, ngay từ đầu mọi người đã được phổ biến là nó “nhẹ nhàng hơn” so với biến thể Delta trước đó, nhưng mức độ độc hại thực sự của nó khó phát hiện ra. Thực tế, biến thể Omicron xuất hiện khi người dân nhiều nước đã có mức độ miễn dịch do lây nhiễm hoặc tiêm chủng cao hơn nhiều so với những đợt đầu. Ngay cả khi Omicron thực sự nhẹ hơn, nó vẫn gây ra hàng nghìn ca tử vong mỗi ngày ở Mỹ. Tương tự, con người có rất nhiều căn bệnh đặc hữu như bệnh lao, bệnh sốt rét, tiêu chảy, bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục… Chúng vẫn tiếp tục cướp đi nhiều sinh mạng hay gây hậu quả lâu dài trên toàn cầu.
Và Omicron chưa phải là biến thể cuối cùng, bất kể nó lây nhiễm bao nhiêu. Tiến sĩ Murray nói: “Mỗi lần nhiễm Covid-19 là cơ hội cho một biến thể mới phát sinh, vì vậy, giữ cho tỷ lệ lây nhiễm mọi nơi càng thấp càng tốt là cách tốt nhất để ngăn chặn các biến thể mới. Nếu không kiểm soát được các biến thể, giả thuyết trong trường hợp xấu nhất là xuất hiện một biến thể mới hoàn toàn tránh được vaccine, dễ lây truyền hơn Omicron và nghiêm trọng hơn Delta”.
Triệu chứng Covid-19 kéo dài bao lâu?
Một cuộc khảo sát trên 152.000 người ở Đan Mạch cho thấy, gần 1/3 số người được hỏi nhận thấy họ có ít nhất một triệu chứng liên tục xảy ra từ 6 đến 12 tháng sau khi nhiễm. Hãng tin Reuter ngày 4-3 đưa tin, các nhà nghiên cứu từ Viện Huyết thanh Nhà nước (SSI) của Đan Mạch đã thực hiện khảo sát này từ tháng 9-2020 đến tháng 4-2021, trước khi có sự gia tăng đột biến của biến thể Omicron gần đây. Theo đó, 29,6% có kết quả xét nghiệm dương tính cho biết, họ có ít nhất một triệu chứng như khó thở, mất khứu giác và vị giác, cũng như mệt mỏi dù đã nhiễm bệnh từ 6-12 tháng. Cũng khoảng thời gian này, hơn một nửa số bệnh nhân đã bị kiệt sức về tinh thần hoặc thể chất, khó ngủ hoặc các vấn đề về nhận thức. Nghiên cứu cho thấy, những chẩn đoán mới về lo âu và trầm cảm cũng phổ biến hơn ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2.
Ông David Strain, giảng viên Đại học Y khoa Exeter ở Anh gọi nghiên cứu mới công bố của Đan Mạch là “thực sự đáng lo ngại”. “Nếu Omicron gây ra bệnh Covid-19 kéo dài với tốc độ tương tự như các biến thể trước đó, chúng ta cũng có thể đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn trong vòng 12 tháng tới với số lượng người đã tiếp xúc với loại virus này”.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận hội chứng hậu Covid-19 với triệu chứng như mệt mỏi, khó thở… xảy ra sau khi ai đó đã nhiễm bệnh 3 tháng và kéo dài ít nhất 2 tháng. WHO ước tính rằng từ 10% đến 20% số người mắc bị ảnh hưởng bởi các di chứng và cần nghiên cứu thêm để tiên lượng lâu dài hơn.
Tại sao có người “miễn nhiễm” với Covid-19?
Một người tránh tiếp xúc nơi đông người, thường xuyên đeo khẩu trang và khử khuẩn vẫn bị nhiễm Covid-19, trong khi có những người thích tự do tham dự các sự kiện công cộng nhưng lại không bị nhiễm. Tại sao như vậy? Một lý do tiềm ẩn là một số người có thể kháng Covid-19 về mặt di truyền. Giáo sư András Spaan tại Đại học Rockefeller ở New York tin rằng, những người kháng Covid-19 không có thụ thể mà mầm bệnh virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Đơn cử như trường hợp của Phoebe Garrett đến từ Anh. Cô gái 22 tuổi này đã tham gia vào các cuộc thử nghiệm vào năm ngoái, trong đó các cá nhân bị nhỏ virus sống vào mũi và giữ nguyên trong vài giờ nhưng Phoebe không mắc bệnh. “Chúng tôi đã có nhiều vòng và các phương pháp xét nghiệm khác nhau: gạc họng, gạc mũi, cũng như xét nghiệm máu, nhưng tôi không bao giờ phát triển các triệu chứng hay cho kết quả dương tính. Mẹ tôi luôn nói rằng, gia đình chúng tôi không bao giờ bị cúm và tôi tự hỏi liệu có điều gì đó đằng sau đó không”, Phoebe Garrett nói.
Theo Giáo sư Christopher Chiu tại Đại học Hoàng gia London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, không chỉ Phoebe Garrett mà 16/34 người thử nghiệm cũng không lây nhiễm. Điều này có thể được giải thích bởi hệ thống miễn dịch của họ.
Vẫn còn một lý do khác giải thích tại sao một số người kháng lại Covid-19, đó là cơ thể của họ có thể loại bỏ căn bệnh này trước khi nó hình thành sự hiện diện lâu dài. Tiến sĩ Leo Swadling tại Đại học College London đã theo dõi một nhóm bác sĩ thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19, nhưng chưa bao giờ xét nghiệm cho kết quả dương tính hoặc phát triển kháng thể. Các xét nghiệm máu cho thấy khoảng 15% nhân viên y tế có tế bào T phản ứng chống lại căn bệnh này, cộng với các dấu hiệu nhiễm virus khác.
Nguồn: [Link nguồn]
Hai nghiên cứu mới phát hiện một bộ phận trên protein gai của virus SARS-CoV-2 có ở tất cả các biến thể. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này có thể mở ra con đường giúp điều...