Nhóm vũ trang sắc tộc Myanmar chiếm bộ chỉ huy tác chiến, bắt hàng trăm binh lính

Sự kiện: Tin tức Myanmar

Nhóm vũ trang sắc tộc Myanmar tuyên bố đã bắt giữ một chỉ huy quân sự và hàng trăm quân nhân ở bang Rakhine làm tù binh. Đây là đòn mới nhất giáng vào chính quyền quân sự.

Binh lính đứng gác khi hàng trăm người băng qua sông giữa Myanmar và Thái Lan ở Mae Sot ngày 13/4. (Ảnh: Reuters)

Binh lính đứng gác khi hàng trăm người băng qua sông giữa Myanmar và Thái Lan ở Mae Sot ngày 13/4. (Ảnh: Reuters)

Giao tranh xảy ra liên tiếp ở bang Rakhine thuộc miền tây Myanmar từ khi quân đội Arakan (AA) tấn công lực lượng của chính quyền quân sự vào tháng 11 năm ngoái.

Quân đội vẫn nắm giữ thủ phủ Sittwe của Rakhine, nhưng các chiến binh AA đã kiểm soát 16 huyện xung quanh, bao gồm các căn cứ ở khu vực biên giới giáp với Ấn Độ và Bangladesh.

Một đoạn video do kênh truyền thông của AA đăng tải thông báo lực lượng này đã chiếm được "Bộ chỉ huy tác chiến quân sự số 15 (MOC 15)" gần thị trấn Buthidaung, cách Sittwe khoảng 90km về phía bắc.

Đoạn video không nói rõ AA chiếm được địa điểm này vào thời điểm nào, nhưng truyền thông Myanmar đưa tin về các cuộc giao tranh thường xuyên ở Buthidaung trong những ngày gần đây.

“Đoạn video cho thấy hình ảnh phó chỉ huy MOC 15 sau một thời gian bị bao vây”, thông điệp bằng tiếng Myanmar, tiếng Trung và tiếng Anh thông báo.

Video lưu ý sau "cuộc tấn công cuối cùng", quân đội chính quyền "đối mặt với thất bại hoàn toàn và đã đầu hàng".

Hình ảnh trong đó cho thấy một hàng dài nam giới, trong đó một số người mặc quân phục, đi qua cánh đồng.

Một số người mặc quần đùi, áo phông và đi dép xăng đan trong khi những người khác không đi giày dép. Một số hình ảnh cho thấy phụ nữ và trẻ em đi cùng những người đàn ông.

Một người đàn ông quấn băng quanh đầu gối đang đi khập khiễng và một số người được khiêng bằng cáng.

Đoạn video cũng cho thấy khoảng 200 người ngồi thành hàng trong một bãi đất trống và những người đàn ông mặc đồng phục mang súng đang giám sát họ.

AA là một trong số các nhóm vũ trang sắc tộc ở vùng biên giới của Myanmar. Một số nhóm đã chiến đấu với quân đội từ khi Myanmar độc lập khỏi Anh năm 1948 để giành quyền tự trị và kiểm soát tài nguyên.

Lực lượng nổi dậy ở Myanmar rút khỏi thị trấn trọng điểm gần biên giới Thái Lan, sau khi bị quân chính phủ phản công, một quan chức Myanmar hôm nay cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Tin tức Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN