Nhóm tàu ​​sân bay Mỹ sẽ đối mặt nhóm tàu sân bay Trung Quốc ở Biển Đông?

Khu vực phía Bắc của Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng với hoạt động của hai nhóm tàu ​​sân bay, 1 của Hải quân Mỹ và 1 của Hải quân TQ.

Hai thủy thủ Mỹ đang quan sát tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc từ khu trục hạm USS Mustin (DDG 89).

Hai thủy thủ Mỹ đang quan sát tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc từ khu trục hạm USS Mustin (DDG 89).

Báo The Drive của Mỹ cho hay, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực ở Biển Đông, đặc biệt là với Philippines đang gia tăng rõ rệt trong tuần này.

Các cuộc tập trận hải quân của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tập trung về khu vực Biển Đông một số lượng lớn tàu chiến bất thường vào thời điểm căng thẳng ngoại giao mới phát sinh vì lo ngại về tham vọng đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ một cách vô lý của Trung Quốc, đang ngày càng gia tăng.

Sự gia tăng căng thẳng bắt đầu vào cuối tuần trước. Mục War Zone thuộc trang The Drive cũng đã báo cáo rằng, nhóm tấn công tàu sân bay Liêu Ninh (CSG) của Trung Quốc trước khi vào Biển Đông đã cơ động qua eo biển chiến lược Miyako vào tuần trước, ngay phía tây nam đảo Okinawa của Nhật Bản.

Nhóm tàu chiến do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc dẫn đầu.

Nhóm tàu chiến do hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc dẫn đầu.

Kể từ đó, một điểm căng thẳng riêng biệt giữa Trung Quốc và Philippines bắt đầu nổ ra sau khi có sự hiện diện của khoảng 200 tàu cá được xác định là lực lượng dân binh Trung Quốc (một phần của Hải quân Trung Quốc). Sự việc này cũng đã dẫn đến một loạt các cuộc trao đổi ngoại giao nóng bỏng giữa Manila và Bắc Kinh.

Các nhà phân tích tình báo dựa trên các thông tin mở đã theo dõi các chuyển động của nhóm tấn công tàu sân bay Liêu Ninh trong tuần này khi nó xuất hiện đi qua eo biển Luzon, vùng nước cùng với kênh Bột Hải, ngăn cách Philippines và Đài Loan.

Nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Theodore Roosevelt Mỹ dẫn đầu.

Nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Theodore Roosevelt Mỹ dẫn đầu.

Khu vực chiến lược quan trọng này cũng là ranh giới chính giữa vùng Biển Philippines và Biển Đông và là tuyến đường kết nối Thái Bình Dương với các vùng biển ở phía Bắc của Biển Đông.

Do đó, khu vực này được tất cả các bên liên quan trong khu vực quan tâm. Gần như tất cả các nước, trong khả năng của mình đều cử lực lượng và phương tiện do thám thận trọng.

Quân đội Hoa Kỳ đặc biệt chú ý đến vùng biển này vào tháng 7 năm ngoái, thường xuyên điều động các máy bay thu thập thông tin tình báo như EP-3E Aries II và RC-135V / W Rivet Joint hoạt động tại đây.

Tàu đổ bộ cỡ lớn USS Makin Island.

Tàu đổ bộ cỡ lớn USS Makin Island.

Kể từ tháng 7 năm ngoái, các chuyến bay giám sát của quân đội vẫn tiếp tục, thường tăng đột biến vào những thời điểm có hoạt động lớn của Hải quân Trung Quốc trong khu vực.

Các cuộc diễn tập của nhóm tác chiến do tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc dẫn đầu được tiến hành quanh eo biển đã được Nhật Bản và Hoa Kỳ quan sát chặt chẽ.

Các nhà phân tích cho biết, có một tàu khu trục lớp Alreigh Burke của Hải quân Mỹ đang theo dõi chặt nhóm tàu sân bay của Trung Quốc khi nó đi về hướng Tây và đang cơ động về phía Biển Đông.

Hải đội tàu khu trục 23 (Destroyer Squadron 23).

Hải đội tàu khu trục 23 (Destroyer Squadron 23).

Hai sỹ quan của Hải quân Mỹ là Robert J. Briggs và Richard D. Slye đã xuất hiện trong một bức ảnh cho thấy cảnh họ đang theo dõi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc từ trên tàu khu trục USS Mustin ở khoảng cách rất gần vào ngày 4 tháng 4.

Đến ngày 10 tháng 4, các nhà phân tích phát hiện thấy một tàu khu trục tên lửa lớp Type 055 Renhai và một tàu khu trục lớp Type 052D Luyang của Hải quân Trung Quốc tách khỏi nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh và hướng về phía Bắc tới eo biển Đài Loan.

Hình ảnh thu được từ vệ tinh Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu được công bố trên trang web của tổ chức này cũng đã xác định một số lượng lớn tàu quân sự bất thường của nhiều lực lượng ở Biển Đông, trong đó chủ yếu là của Trung Quốc và Mỹ vào hôm thứ Bảy ngày 10/4.

Chiếm hạm USS Russell.

Chiếm hạm USS Russell.

Số lượng tàu tăng lên không chỉ do cuộc tập trận của Hải quân Trung Quốc. Hôm qua, nhóm tấn công tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và Nhóm tàu tấn công đổ bộ USS Makin (ARG) đã tiến hành một cuộc tập trận phối hợp ở Biển Đông.

Nhóm tàu sân bay của Mỹ bao gồm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN 71), Phi đội máy bay tác chiến trên tàu sân bay (CVW) 11, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Bunker Hill (CG 52), Hải đội tàu hhu trục số 23 và tàu tên lửa dẫn đường lớp Arleigh USS Russell (DDG 59).

Khu trục hạm Ticonderoga USS Bunker Hill.

Khu trục hạm Ticonderoga USS Bunker Hill.

Nhóm của tàu đổ bộ USS Makin Island cũng bao gồm các tàu tấn công đổ bộ USS Somerset và USS San Diego. Có khả năng hai nhóm tấn công do hai tàu sân bay của Trung Quốc và Hoa Kỳ dẫn đầu có thể sẽ đối mặt nhau khi cùng cơ động vào Biển Đông.

Một nhóm tàu khác cũng ​​đã được phát hiện qua hình ảnh vệ tinh ngay phía đông Quần đảo Pratas (Quần đảo Đông Sa) do Đài Loan kiểm soát. Trong những năm gần đây, Quần đảo Đông Sa ngày càng được giới quan sát Biển Đông quan tâm.

Viết trên tờ The Diplomat, nhà phân tích Yoshiyuki Ogasawara đã tập trung vào Quần đảo Đông Sa như một mục tiêu tiềm năng cho tham vọng địa chính trị của Trung Quốc khi Bắc Kinh tiến tới kỷ niệm một trăm năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 23 tháng 7 năm nay.

Phi đội máy bay tác chiến trên tàu sân bay (CVW) 11.

Phi đội máy bay tác chiến trên tàu sân bay (CVW) 11.

Chuyên gia Ogasawara cho rằng, việc chiếm được hòn đảo này có thể là cách để Trung Quốc thể hiện sự tiến bộ đối với mục tiêu thống nhất Đài Loan mà không làm bùng phát một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Quần đảo Đông Sa có diện tích nhỏ nằm giữa Trung Quốc đại lục, đảo Đài Loan và Philippines, có lợi thế chiến lược trên Biển Đông. Vì nó có kích thước nhỏ và địa lý bằng phẳng nên rất khó phòng thủ.

Theo ông Ogasawara, hòn đảo này thường không có cư dân thường trú nhưng đã từng chứng kiến ​​một khu đồn trú của khoảng 500 lính thủy đánh bộ Đài Loan.

Chiến cơ F-16 của Không quân đảo Đài Loan.

Chiến cơ F-16 của Không quân đảo Đài Loan.

Năm ngoái, các máy bay F-16 của Đài Loan đã bắt đầu bay tuần tra bằng tên lửa chống hạm Harpoon trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trong việc chiếm bằng được vùng đảo này.

Những máy bay do thám săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ cũng đã làm như vậy. Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc dường như tập trung vào thục luyện khả năng đánh chiếm Quần đảo Đông Sa đã được quân đội Mỹ báo cáo vào tháng 5 năm ngoái.

Nguồn: [Link nguồn]

Biển Đông: Philippines mua tên lửa siêu thanh nhanh nhất thế giới, liệu có đủ răn đe TQ?

Không ngại chi tiền để mua về tên lửa siêu thanh nhanh nhất thế giới nhằm răn đe Trung Quốc ở Biển Đông, tuy nhiên, Philippines...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyên ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN