AFF Cup: Nhóm người Malaysia đánh CĐV Việt đến đổ máu năm 2014 là ai?
Nhóm Ultras Malaysia từng gây không ít "ác mộng" cho các CĐV nước ngoài, và ở trận chung kết AFF Cup trên sân Bukit Jalil ngày 11.12, họ cũng bị cho là có thể mang đến mối nguy hại cho CĐV Việt Nam.
Một CĐV Việt Nam bị các cổ động viên cuồng nhiệt Malaysia hành hung năm 2014
Tháng 7.2014, các CĐV Việt Nam đến Malaysia cổ vũ đội tuyển ra về với ký ức hãi hùng, khi bị những kẻ quá khích của Ultras Malaysia lao vào đánh đến đổ máu. Những ký ức đó giờ đây là hiện về khi ĐT VIệt Nam tối 11.12 đá trận chung kết lượt đi với ĐT Malaysia tại “chảo lửa” Bukit Jalil, Kuala Lumpur. Nhiều cổ động viên Việt Nam cũng sẽ có mặt trên sân để cổ vũ, trước sức ép đông đảo từ các CĐV đội chủ nhà, trong đó có những Ultras Malaysia, vốn được xem là “nỗi kinh hoàng” ở Malaysia.
Nhóm cổ động viên vực dậy bóng đá Malaysia
Ultras Malaysia được thành lập vào năm 2007 với tên gọi Ultras Malaya-07 (UM07) với quy mô 20 người. Trải qua hơn một thập kỷ hoạt động, nhóm này có số lượng thành viên đông đảo lên tới hàng chục ngàn người.
Đặc điểm nhận biết các Ultras Malayisa là họ luôn bị mặt, mặc trang phục truyền thống của đội tuyển và gây náo nhiệt suốt cả trận đấu.
Họ là những cổ động viên nhiệt thành nhất, luôn cổ vũ, ca hát, nhảy múa và không thể thiếu màn đốt pháo sáng, giương cao khẩu hiệu ngợp trên khán đài.
Đối với mỗi Ultras thì mục đích sống là sống, thở, và ăn ngủ cùng bóng đá. Họ không bị phân biệt bởi chủng tộc, tin ngưỡng, tôn giáo, mà tất cả đều tập trung lại với nhau bằng niềm đam mê bóng đá.
Các cổ động viên Malaysia đang rất chờ đón trận chung kết lượt đi AFF Cup với Việt Nam vào tối ngày 11.12.
Freddie Arifin, người sáng lập UM07, nói câu chuyện bắt đầu khi Malaysia đồng đăng cai giải vô địch bóng đá châu Á năm 2007. Malaysia khi đó kết thúc ở vị trí cuối bảng với thành tích tệ hại, để lọt lưới 12 bàn và chỉ ghi được một bàn thắng.
“Chúng tôi cảm thấy bị tổn thương. Chưa bao giờ bóng đá Malaysia tồi tệ như vậy trước con mắt của châu Á và cả thế giới”, Freddie nhớ lại, cảm thấy mình cần phải hành động vì sự thay đổi của bóng đá Malaysia.
“Tôi đã từng đến xem các trận đấu ở Thổ Nhĩ Kỳ, với những Ultras của CLB Beskiktas. Thật tuyệt vời khi họ không ngừng ca hát, cổ vũ cho đội bóng dù đang bị dẫn bàn”, Freddie nói. “Họ cứ cổ vũ như vậy không ngừng suốt cả trận. Bạn hãy tưởng tượng xem họ đã tiêu tốn bao nhiêu năng lượng?”
Đó là lý do Freddie và 20 người khác quyết định đem phong cách của những Ultras về Malaysia. Nhưng cách hoạt động của UM07 có những khác biệt nhất định, khi họ công khai hoạt động trên mạng xã hội, tuyển thêm thành viên.
“Tất cả là vì đội bóng”, Freddie nói về triết lý của UM07. “Không phân biệt đó là đội tuyển quốc gia hay các đội bóng ở cấp CLB”.
Nhưng đừng nhầm, Freddie nói thêm. “Chúng tôi không có ý định giáo dục công chúng Malaysia về cách cổ vũ đội bóng. Chúng tôi chỉ muốn cổ vũ theo một cách cuồng nhiệt hơn, không phải cứ có bàn thắng hay thắng lợi là mới cuồng nhiệt”.
Các Iltras Malaysia thường bịt mặt, mặc bộ trang phục truyền thống của đội tuyển.
Sự trở lại của bóng đá Malaysia không thể không kể đến đóng góp của UM07. Họ cũng không ngần ngại phải đến sân khách để cổ vũ cho đội nhà. Đó là điều mà văn hóa cổ động Malaysia chưa từng có trước đây.
Các quan chức Malaysias cũng từng ghi nhận sự đóng góp của UM07. “Phải thừa nhận rằng nhờ họ mà bóng đá Malaysia đã trở nên cuồng nhiệt như ngày hôm nay”, Nik Nazmi, một cựu quan chức bang Selangor nói. “Đã phải rất lâu rồi bóng đá Malaysia mới có cơ hội hồi phục từ thời điểm bê bối dàn xếp tỉ số những năm 1990”.
Và cũng là những người tai tiếng nhất
Đối với các cổ động viên nước ngoài, các Ultras Malaysia được biết đến bởi những tai tiếng, những màn bạo lực đẫm máu.
Người Việt Nam cũng từng là nạn nhân của UM07, khi các CĐV Việt Nam bị tấn công trên sân Shah Alam ngay sau trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014. Ở trận đấu đó, Việt Nam đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.
Ultras Malaysia bắt đầu trèo hàng rào sang tấn công CĐV Việt Nam trong trận bán kết năm 2014
Theo các nhân chứng kể lại khi đó, ngay khi trận đấu còn chưa kết thúc, một nhóm Ultras Malaysia đã trèo qua hàng rào an ninh để tấn công CĐV đội khách.
Khán đài Đông Bắc ở sân Bukit Jalil (sức chứa 87,411 khán giả) được xem là nơi tụ tập của những Ultras. Đó được ví như chảo lửa vì pháo sáng chưa bao giờ tắt ở khu khán đài này. Thậm chí, trong nhiều trận đấu, pháo sáng đã được ném thẳng xuống sân.
UM07 còn biến trận đấu với Saudi Arabia ở vòng loại World Cup 2018 trở thành bữa tiệc pháo sáng. Trận đấu đã phải tạm dừng vì pháo sáng liên tục được ném xuống, gây ra khói mù mịt trên khắp sân vận động Bukit Jalil.
Một CĐV Malaysia dùng chân đạp CĐV Việt Nam trên sân Shah Alam năm 2014 (Ảnh: nst.com)
Hai Ultras Malaysia khi đó là Mohd Ridzuan Ahmad, 36 tuổi và Nudzul Haqimi Zulkepli, 31 tuổi, bị truy tố với cáo buộc gây bạo loạn. Mức án mà hai cổ động viên này phải đối mặt khi đó là 2 năm tù giam.
Người dân Malaysisa có cái nhìn trái chiều về UM07. Một số người nói các Ultras Malaysia không hề tốt đẹp, nhưng họ là người đưa bóng đá cuồng nhiệt trở lại. “Nếu xa lánh, họ sẽ chỉ càng gây bạo lực để được chú ý”.
Một CĐV Malaysia bị cảnh sát bắt giữ vì hành vi bạo lực với CĐV Việt Nam trận bán kết AFF Cup 2014 (Ảnh: Tiền Phong)
Nhưng Freddie và các thành viên UM07 thì không tỏ ra quan tâm đến việc bị phác họa là người xấu. Freddie nói điều quan trọng là bóng đá Malaysia biến đổi không ngừng và tiếp tục phát triển, còn những chuyện khác anh không quá bận tâm.
“Hãy để họ nói bất cứ thứ gì về chúng tôi. Bởi vì sau cùng, tất cả chúng tôi đều muốn bóng đá Malaysia bước lên đỉnh vinh quang một lần nữa”, Freddie nói trên tạp chí FourFourTwo.
Cổ động viên Malaysia đã chứng minh sự cuồng nhiệt của mình với bóng đá khi sẵn sàng bán mọi thứ có thể để lấy...