Nhóm nghiên cứu Trung Quốc mô phỏng kịch bản tên lửa Hwasong-15 Triều Tiên phóng vào Mỹ
Một nhóm các nhà khoa học quốc phòng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã thực hiện mô phỏng một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa nhằm vào Mỹ từ Triều Tiên.
Triều Tiên ngày 19/2/2023 tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo Hwasong-15.
Theo kết quả nghiên cứu, tên lửa Triều Tiên có thể đánh trúng mục tiêu ở miền trung nước Mỹ trong 1.997 giây, tương đương khoảng 33 phút. Đây là giả định được đưa ra trong trường hợp các hệ thống phòng không của Mỹ thất bại trong việc đánh chặn mục tiêu.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học quốc phòng Trung Quốc sử dụng thông số từ vụ phóng thử tên lửa đạn đạo Hwasong-15 của Triều Tiên vào năm 2017.
Đây là mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 13.000km. "Tên lửa Triều Tiên đủ sức vươn tới toàn bộ mục tiêu trong lãnh thổ Mỹ ở lục địa Bắc Mỹ", nghiên cứu do nhà khoa học Tang Yuyan dẫn dầu cho biết.
Ông Tang đến từ Viện Kỹ thuật Hệ thống Điện tử Bắc Kinh, một viện nghiên cứu hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng hàng không vũ trụ Trung Quốc.
Nghiên cứu được công bố trên một tạp chí quốc phòng Trung Quốc, mô tả kịch bản giả định, rằng tên lửa Hwasong-15 được phóng từ Sunchon, miền trung Triều Tiên. Mục tiêu hướng tới là thành phố Columbia, bang Missouri, miền trung nước Mỹ.
Trung tâm phòng thủ tên lửa Mỹ có thể phát cảnh báo sau khi tên lửa được phóng trong 20 giây, nhóm nghiên cứu cho biết. Nỗ lực đánh chặn đầu tiên đến từ các hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Mỹ ở Alaska, sau 11 phút kể từ khi tên lửa được phóng đi.
Nếu thất bại, Mỹ sẽ tiếp tục đánh chặn từ căn cứ không quân vũ trụ Vandenberg ở California.
Nếu vượt qua được hai hàng rào phòng thủ của Mỹ, tên lửa có khả năng đánh trúng thành phố Columbia ở Mỹ với số dân khoảng 120.000 người.
Theo kết quả mô phỏng, mạng lưới phòng thủ tên lửa nội địa của Mỹ có những lỗ hổng để đối phương khai thác, nhóm nghiên cứu nói.
Nhóm các nhà khoa học quốc phòng Trung Quốc cho biết, mục đích của nghiên cứu là đánh giá năng lực mạng lưới tên lửa phòng không nội địa của Mỹ trước các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo, ví dụ như mẫu tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên.
Tương tự các báo cáo trước đây của Mỹ, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ thống phòng thủ Mỹ sẽ bị áp đảo nếu Triều Tiên phóng số lượng tên lửa mang theo hơn 40 đầu đạn.
Trong các cuộc thử nghiệm đánh chặn trước đây của Mỹ, không phải lúc nào mạng lưới phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ cũng đánh chặn mục tiêu thành công.
Ngày 7/3, Triều Tiên tuyên bố, bất kỳ động thái nào nhằm bắn rơi tên lửa của họ cũng sẽ bị coi là hành động tuyên chiến, đồng thời cáo buộc đợt tập trận chung của...
Nguồn: [Link nguồn]