Nhìn lại về Tần Thủy Hoàng - hoàng đế Trung Hoa tạo nên đội quân đất nung
Tần Thủy Hoàng là một trong những hoàng đế Trung Hoa được biết đến nhiều nhất thế giới và những câu chuyện về ông chưa bao giờ ngừng thu hút sự chú ý.
Tranh vẽ hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy hoàng.
Theo National Geographic, Trung Hoa có một bề dày lịch sử đáng kể nhưng chỉ thống nhát về một mối cho đến khi hoàng đế đầu tiên xuất hiện. Các khu dân cư dọc sông Trường Giang đã phát triển trở thành một nền văn minh nông nghiệp.
Trong giai đoạn 500-300 năm TCN, Trung Hoa rơi vào thời Chiến quốc, với ít nhất 7 vương quốc không ngừng giao tranh để giành quyền độc tôn. Nước Tần dưới sự lãnh đạo của Tần Doanh Chính, thống nhất Trung Hoa vào năm 221 TCN. Doanh Chính lấy tước hiệu là Tần Thủy Hoàng đế - hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc.
Quyền lực tập trung
Với quyền lực tối thượng, Tần Thủy Hoàng bắt đầu công cuộc tái thiết Trung Hoa, tập trung quyền lực vào tay một người. Thủy Hoàng chia lãnh thổ thành 36 vùng đất. Mỗi vùng đất do 1 lãnh đạo địa phương, 1 tướng lĩnh và 1 giám sát đến từ kinh thành quản lý.
Tất cả những người này phải báo cáo mọi hoạt động lên Tần Thủy Hoàng. Để dễ bề quản lý, Thủy Hoàng chuyển hàng trăm ngàn gia đình có ảnh hưởng ở Trung Hoa lúc bấy giờ về kinh thành Tây An.
Các vũ khí trong dân lần lượt bị thu hồi, đem nấu chảy. Tần Thủy Hoàng cho sử dụng đồng tiền riêng, với các chỉ số đo lường được chuẩn hóa lại. Ngay cả các trục bánh xe cũng được thiết kế theo quy tắc nhất định để phù hợp với đường sá.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng yêu cầu cả Trung Hoa sử dụng một ngôn ngữ với cách viết duy nhất cho đồng nhất. Là người nổi tiếng cứng rắn, Thủy Hoàng được cho là đã ra lệnh giết hại 460 học giả. Đây là những người công khai chỉ trích nhà Tần.
Người dân được khuyến khích tố giác lẫn nhau, nếu đúng sẽ được trọng thưởng. Người bị kết tội bị đem ra chém đầu hoặc đưa ra ngoài biên ải làm lao động khổ sai.
Hàng trăm ngàn đàn ông khi đó phải nhập ngũ, huy động ra biên giới chống giặc Hung Nô. Theo sử gia Tư Mã Quang thời nhà Hán, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh xây dựng mạng lưới phòng thủy quy mô dọc sông Trường Giang, đánh dấu sự khởi đầu của Vạn Lý Trường Thành.
Hành trình tìm kiếm sự bất tử
Sinh thời, Tần Thủy Hoàng từ là mục tiêu của vô số vụ ám sát bất thành. Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân khiến hoàng đế đầu tiên Trung Hoa bị ám ảnh bởi cái gọi là sự trường sinh bất lão.
Tần Thủy hoàng nắm trong tay quyền lực tối thượng nhưng cũng không tránh được quy luật sinh tử.
Theo sử gia Tư Mã Quang, Tần Thủy Hoàng đã gửi chiếu thư yêu cầu cả Trung Hoa khi đó tìm kiếm thuốc trường sinh. Tần Thủy Hoàng còn ẩn mình trong cung, với vô số lối đi bí mật, chỉ để nhằm “tàng hình” trước con mắt của người ngoài.
Công trình hùng vĩ và quy mô nhất của Tần Thủy Hoàng chính là lăng mộ chôn cất bản thân. Ước tính 700.000 người tham gia vào quá trình xây lăng mộ. Hàng ngàn tượng đất nung to lớn như người thật, cầm vũ khí thật được dựng nên ở lối vào hầm mộ.
Các bức tượng này đều được làm một cách tỉ mỉ bằng tay, nên không có bức tượng nào có khuôn mặt giống nhau. Tượng đất nung binh sĩ cầm vũ khí được cho là để bảo vệ Tần Thủy Hoàng trong hành trình sang thế giới bên kia. Các tượng đất nung nghệ nhân, nghệ sĩ được cho là để giúp Tần Thủy Hoàng giải trí ở nơi vĩnh hằng.
Tần Thủy Hoàng qua đời đột ngột vào năm 210 TCN, khi quá trình xây dựng lăng mộ còn dang dở. Ngày nay, đội quân đất nung được khai quật trọn vẹn là biểu tượng rõ ràng nhất của Tần Thủy Hoàng – hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa, theo National Geographic.
Hoàng đế Đường Thái Tông được biết đến là người đưa Trung Hoa phát triển cực thịnh, nhưng cuối đời ông cũng không...