Nhìn lại thảm họa vỡ đập khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Quốc

Sự kiện: Đập Tam Hiệp

Thảm họa vỡ đập ở Hà Nam năm 1975 là thảm họa nhân tạo khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng là bài học để Bắc Kinh xây dựng đập Tam Hiệp.

Tỉnh Hà Nam và nhiều khu vực khác của Trung Quốc chìm trong biển nước. Nguồn: iask.ca.

Tỉnh Hà Nam và nhiều khu vực khác của Trung Quốc chìm trong biển nước. Nguồn: iask.ca.

Vào ngày 8/8/1975, xảy ra sự cố “758” vỡ đập ở Hà Nam, Trung Quốc. Đây là một ngày mà vô số người dân ở Trung Quốc mãi mãi không quên, tuy nhiên do nhiều khó khăn về vấn đề thông tin vào thời điểm đó mà sự kiện này đã không được thống kê một cách rõ ràng.

Phải đến 30 năm sau, vào ngày 28/5/2005, kênh Discovery của Mỹ đã phát một chương trình đặc biệt có tên "TOP 10 thảm họa do lỗi kỹ thuật của con người trong lịch sử thế giới", trong đó sự cố 758 ở Trung Quốc được coi là thảm họa nhân tạo khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới, nó còn đáng sợ hơn cả vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraine năm 1986 hay Thảm họa Bhopal ở Ấn Độ năm 1984.

Năm 1994, Chủ nghiệm Ủy ban lưu vực sông Dương Tử của Bộ Thủy lợi Trung Quốc, kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban thiết kế xây dựng đập Tam Hiệp Trường Giang của Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Ngụy Đình Tranh đã được hỏi về vụ vỡ đập ở Hà Nam, Trung Quốc năm 1975 tại một hội thảo về Hồ chứa nước ở Malaysia.

Ông Ngụy cho rằng, không thể nhớ cụ thể về số lượng người Trung Quốc thiệt mạng trong vụ việc này, nhưng nó sẽ không vượt quá 10.000 người. Lý do của ông đưa ra là, nếu số người thiệt mạng vì sự cố vỡ đập này vượt quá 10.000 người, báo chí quốc tế chắc chắn sẽ có báo cáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ý kiến cho rằng, con số tử vong vượt qua nhiều so với 10.000 người mà ông Ngụy đưa ra. Đầu tháng 8/1975, mưa lớn đã xảy ra ở khu vực Trú Mã Điếm ở phía nam tỉnh Hà Nam, làm cho 2 hồ chứa lớn là hồ Bản Kiều và hồ Thạch Mạn Than cùng 58 hồ chứa nhỏ và vừa như Trúc Câu, Điền Cương… đã vỡ cùng lúc. 7 huyện gồm Toại Bình, Tây Bình, Nhữ Nam, Bình Hưng, Tân Thái, Loa Hà và Lâm Tuyền chìm trong biển nước.

Tổng cộng có 29 huyện, thị bị ảnh hưởng, liên quan đến 12 triệu người, phá hủy hơn 6,8 triệu ngôi nhà, hơn 100 km đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu, làm tuyến đường sắt này gián đoạn trong 18 ngày, ảnh hưởng đến giao thông bình thường trong 48 ngày và thiệt hại kinh tế trực tiếp là khoảng 10 tỉ NDT. Nhưng cho đến nay, chính phủ Trung Quốc chưa công bố báo cáo điều tra, phân tích toàn diện sự cố này.

 Những thiệt hại trong sự cố 758 đến nay vẫn chưa được thống kê chính xác. Nguồn: iask.ca.

 Những thiệt hại trong sự cố 758 đến nay vẫn chưa được thống kê chính xác. Nguồn: iask.ca.

Một số hãng truyền thông Trung Quốc cho biết, năm 1979 Ủy ban sông Hoài của Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã lập một báo cáo điều tra về sự cố vỡ đập 758 nhưng báo cáo này không được công bố và vẫn được coi là một tài liệu mật cho đến nay.

Năm 1982, ông Đặng Tiểu Bình phê duyệt khởi động dự án xây dựng đập Tam Hiệp, khi đó nhiều người Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ do bị ám ảnh bởi sự cố 758. Bộ Thủy lợi Trung Quốc chỉ công bố số người chết vì vỡ đập tại hồ chứa Bản Kiều là 26.000 người. Năm 1992, đập hồ chứa Bản Kiều được xây dựng lại và một bia tưởng niệm đã được dựng lên.

Sau đó, một số nhà môi trường học của Trung Quốc đã tiến hành khảo sát, thu thập bằng chứng để đưa ra thống kê cụ thể về thiệt hại của Trung Quốc trong sự cố 758. Theo tiết lộ của các quan chức thuộc Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc (Kiều Bồi Tân, Tôn Việt Kỳ, Lâm Hoa, Thiên Gia Câu…) con số thiệt mạng lên đến hơn 230.000 người.

Một số nhà sử học Trung Quốc đã ghi lại trong lịch sử thảm họa ở Trung Quốc rằng, sau khi vỡ đập hồ Bản Kiều và hồ Thạch Mạn Than, 10,29 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, và khoảng 100.000 người ngay lập tức bị lũ cuốn trôi; các nhà nghiên cứu của Viện Vật lý Khí quyển, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nói rằng gần 100.000 người đã chết.

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giảm nhẹ thiên tai của Bộ Thủy lợi đã không trực tiếp cung cấp số người chết, chỉ nói rằng số thương vong rất lớn và với việc vỡ hai hồ lớn này, vùng hạ lưu đã phải chịu những hậu quả khủng khiếp. Còn chuyên viên của Sở nghiên cứu thủy văn Nam Kinh cho biết, số người chết trong vụ vỡ đập hồ chứa năm 1975 là 85.600 người.

Theo một số tài liệu được chuyên gia Trung Quốc kết hợp với một số tổ chức nước ngoài điều tra, cuối tháng 7/1975 cơn bão Nina hình thành ở gần đảo Guam của Mỹ và đổ bộ vào Trung Quốc. Cơn bão đi qua huyện Long Nham (Phúc Kiến) và càn quét qua Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hà Nam cuối cùng suy yếu ở Hồ Bắc. Ngày 8/8 mưa lớn ở phía nam tỉnh Hà Nam, lượng mưa lên đến 672 mm/ngày sau đó tăng lên 1.005 mm/ngày, đạt kỷ lục của trạm đo thời tiết Trung Quốc khi đó.

Sự cố 758 là bài học sâu sắc để Trung Quốc xây dựng đập Tam Hiệp. Nguồn: iask.ca.

Sự cố 758 là bài học sâu sắc để Trung Quốc xây dựng đập Tam Hiệp. Nguồn: iask.ca.

Sau nhiều ngày mưa lớn kỷ lục, con đập Thạch Mạn Than ở thượng nguồn sông Hoài bị vỡ, tạo ra một bức tường nước khổng lồ dội vào đập Bản Kiều. Nửa giờ sau, đập Bản Kiều đã bị đổ sụp và cột nước cao tới 6m, với tốc độ chảy gần 50 km/h, cuốn phăng 60 con đập khác dọc đường đi, khiến hơn 171.000 người thiệt mạng, giao thông bị phá hủy hoàn toàn, làm hàng triệu người bị cô lập.

Hồ chứa Bản Kiều và Hồ chứa Thạch Mạn Than nằm trên các nhánh của sông Hoài và là một phần của dự án được gọi là quan trọng nhất để kiểm soát con sông này. Năm 1950, Ủy ban Trung ương về Quản lý sông Hoài được thành lập và một số lượng lớn các dự án hồ chứa trong lưu vực sông Hoài được xây dựng. Hầu hết các dự án này đã được mở rộng và củng cố vào năm 1956 - 1957.

Đến cuối những năm 1950, có tổng cộng 9 hồ chứa lớn và vô số hồ chứa nhỏ và vừa được xây dựng ở thượng nguồn sông Hoài, mục đích là để chứa nước. Sự cố 758 là bài học sâu sắc để Trung Quốc tiếp thu kinh nghiệm và sửa chữa khi bắt tay vào xây dựng đập Tam Hiệp – con đập lớn nhất thế giới ở tỉnh Hồ Bắc, chắn ngang sông Dương Tử.

Đập Tam Hiệp xả lũ giữa lúc 14 triệu dân Trung Quốc đang chịu cảnh ngập lụt nghiêm trọng

Theo truyền thông Trung Quốc, đây là lần đầu tiên trong năm nay đập Tam Hiệp phải xả lũ giữa bối cảnh lo ngại con đập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Trí (lược dịch) ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN