Nhìn lại những lần các lãnh đạo Triều Tiên "biến mất" trong quá khứ

Sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong 2 tuần qua dấy lên tin đồn rằng ông Kim bị ốm, nhưng đây không phải lần đầu tiên có lãnh đạo Triều Tiên không xuất hiện trong một thời gian trước công chúng.

Cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành.

Cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành.

Theo New York Times, thông thường, những khi lãnh đạo Triều Tiên "biến mất" là dấu hiệu thể hiện rằng truyền thông nước ngoài đang rơi vào điểm mù, về những gì đang diễn ra bên trong Triều Tiên.

Trong thời điểm truyền thông thế giới đang đồn đoán về sức khỏe nhà lãnh đạo Kim Jong Un, AP điểm lại những lần các thế hệ lãnh đạo Triều Tiên "biến mất" và những tin đồn không đúng sự thật.

Nhà lập quốc Kim Nhật Thành

Cố lãnh tụ Kim Nhật Thành là nhà lãnh đạo đầu tiên và lâu dài nhất của Triều Tiên. Trước khi mất năm 1994, những cử chỉ và hành động của ông Kim Nhật Thành luôn khiến người dân Hàn Quốc chú ý.

Năm 1950, ông Kim Nhật Thành phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đà tiến công  như vũ bão của quân đội Triều Tiên buộc Mỹ phải nhảy vào Hàn Quốc can thiệp, Trung Quốc sau đó tham chiến, đưa hơn 1 triệu quân vào Triều Tiên. Chiến tranh kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn sau 3 năm mà không bên nào giành được lợi thế.

Năm 1968, một nhóm đặc công Triều Tiên đổ bộ lên đất Hàn Quốc với mục tiêu ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee nhưng thất bại. Điệp viên Triều Tiên cũng gây ra vụ đánh bom nhằm vào nội các Hàn Quốc ở Myanmar vào năm 1983, khiến 21 người chết.

Khi truyền thông Hàn Quốc đưa tin về “cái chết” của ông Kim Nhật Thành vào tháng 11.1986, công chúng ở Hàn Quốc tỏ ra sửng sốt. Nhiều người lo ngại về tình hình bất ổn ở biên giới.

Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee từng là mục tiêu ám sát của Triều Tiên năm 1968.

Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee từng là mục tiêu ám sát của Triều Tiên năm 1968.

Tin đồn bắt nguồn từ bài báo đăng trên tờ Chosun Ilbo vào ngày 16.11.1986. Báo Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ Nhật Bản nói rằng ông Kim Nhật Thành đã qua đời.

Phát ngôn viên quân đội Hàn Quốc nói rằng phía Triều Tiên còn phát loa “xác nhận thông tin ông Kim Nhật Thành tử vong do đạn bắn”.

Tờ Chosun tiếp tục đăng các thông tin vào hai ngày 17 và 18.11, thậm chí còn giật dòng tít lịch sử: “Ông Kim Nhật Thành bị bắn chết”.

Các tờ báo khác bắt đầu đưa thông tin theo báo Hàn Quốc. Tin đồn chỉ chấm dứt khi ông Kim Nhật Thành xuất hiện hoàn toàn khỏe mạnh tại sân bay ở Bình Nhưỡng. Ông Kim Nhật Thành khi đó ra đón một phái đoàn từ Mông Cổ.

Tờ Chosun của Hàn Quốc chưa bao giờ đăng thông tin cải chính. Nhưng đã chính thức đăng lời xin lỗi vào tháng trước, khi tờ báo này kỷ niệm 100 năm thành lập.

Chosun cũng xin lỗi vì đăng bản tin sai lệch năm 2013, viết rằng nữ ca sĩ Hyon Song Wol bị hành quyết. Trên thực tế, bà Hyon đã tái xuất vào tháng 5.2014, nay là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất ở Triều Tiên.

Ông Kim Jong IL

Cố lãnh đạo Kim Jong IL là người cha của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ông Kim Jong IL nắm quyền đến năm 2011, từng trở thành mục tiêu của nhiều tin đồn thất thiệt.

Năm 2004, một vụ nổ lớn ở nhà ga Triều Tiên giáp biên giới Trung Quốc được mô tả là một vụ ám sát, vì đoàn tàu chở ông Kim Jong IL khi đó đang quay về Bình Nhưỡng từ Bắc Kinh.

Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong IL.

Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong IL.

Vụ việc sau đó được làm rõ chỉ là tai nạn do hai đoàn tàu chở nhiên liệu đâm vào nhau khiến nhiều người chết mà không liên quan đến lịch trình của ông Kim Jong IL.

Năm 2008, truyền thông Hàn Quốc lại đồn đoán về việc ông Kim Jong IL tử vong sau khi bị đột quỵ. Hàn Quốc sau đó đã phải mở cuộc điều tra xác minh xem có phải người tung tin đồn nhằm thao túng thị trường chứng khoán hay không.

Trong những năm cuối đời, sức khỏe của cố lãnh đạo Kim Jong IL ngày càng suy giảm, tần suất xuất hiện trước công chúng cũng giảm. Nhưng thế giới bên ngoài không hề biết về sự ra đi của ông Kim Jong IL vào tháng 12.2011, cho đến khi truyền thông nhà nước Triều Tiên loan tin 2 ngày sau đó.

Bà Kim Kyong-hui, cô ruột của nhà lãnh đạo Kim Jong Un từng được tờ CNN của Mỹ đồn đoán là bị sát hại. 6 năm sau khi chồng bị tử hình, bà Kim Kyong-hui bất ngờ xuất hiện trở lại, ngồi ở hàng ghế đầu. Phu nhân Ri Sol Ju ngồi giữa hai cô cháu ruột.

Ông Kim Jong Un

Các tin đồn về “sức khỏe ông Kim suy giảm” hay “sống thực vật”  sau ca phẫu thuật tim có thể không chính xác.

Năm 2014, nhà lãnh đạo Triều Tiên từng “biến mất” trước công chúng trong 6 tuần trước khi tái xuất với hình ảnh chống gậy. Tình báo Hàn Quốc khi đó cho rằng ông Kim trải qua ca phẫu thuật ở mắt cá chân.

Năm 2016, truyền thông Hàn Quốc dẫn các nguồn tin tình báo nói rằng ông Kim đã ra lệnh xử tử một tướng quân đội vì tham nhũng. Vài tháng sau, truyền thông Triều Tiên đăng hình ảnh cho thấy vị tướng này vẫn còn sống và đang đảm nhận chức vụ mới.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và em gái.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và em gái.

Lần gần nhất ông Kim xuất hiện trước công chúng là vào ngày 11.4, trong phiên họp về vấn đề đối phó dịch bệnh Covid-19.

Ông Kim không xuất hiện vào ngày 15.4, trong lễ kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim chưa từng vắng mặt trong sự kiện này.

Truyền thông Triều Tiên không xác nhận hay phủ nhận tin đồn, chỉ đăng tải các hoạt động thường nhật của ông Kim.

Theo AP, có thể trong thời gian tới, ông Kim sẽ tái xuất, vì các thế hệ lãnh đạo Triều Tiên đã từng trải qua những tin đồn thất thiệt tương tự.

Nguồn: [Link nguồn]

Ba người con của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện lần gần nhất đã cách đây 2 tuần và những tin đồn về sức khỏe cũng khiến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - AP ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN