Nhìn lại chiến tranh Triều Tiên khiến triệu dân thiệt mạng
57 năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên diễn ra, cướp đi sinh mạng của cả triệu thường dân và khiến hơn 40 vạn lính thiệt mạng.
Vĩ tuyến 38 phân tách hai miền.
Giữa năm 1950, khi thế giới đang tích cực tái thiết sau Thế chiến 2, khu vực Đông Á nổi lên một cuộc xung đột mới. Hai miền nam bắc Triều Tiên giao tranh đã khiến ít nhất 2 triệu dân thường thiệt mạng, theo Daily Star. Số lính Mỹ chết là 3 vạn người và quân đội Hàn Quốc là 40 vạn. Theo Bách khoa toàn thư Britannica, con số dân thường thiệt mạng ở Hàn Quốc là khoảng 1 triệu người.
Trực thăng Mỹ đưa quân xuống Hàn Quốc.
Để hiểu hơn về cuộc nội chiến này, cần xoay ngược lại thời gian năm 1904-1905 khi Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên cho tới khi Thế chiến 2 kết thúc. Sau khi thua quân Đồng minh, Nhật đầu hàng vô điều kiện và để Liên Xô tiếp quản bán đảo này.
Mỹ và Liên Xô đồng ý chia bán đảo thành hai phần, đường biên giới là vĩ tuyến 38. Liên Xô kiểm soát miền bắc (Triều Tiên ngày nay) và Mỹ là miền nam (Hàn Quốc ngày nay). Chủ tịch Kim Nhật Thành nắm quyền lãnh đạo cao nhất tại Triều Tiên. Ở miền nam, ông Syungman Rhee trở thành tổng thống. Năm 1949, Mỹ và Liên Xô đồng loạt rút quân khỏi hai miền.
Chiến tranh bùng nổ
Lính Mỹ bị thương tại Triều Tiên.
Trước khi cuộc chiến nổ ra, tương quan lực lượng hai bên khá chênh lệch. Triều Tiên có 13 vạn lính được trang bị tốt, có sẵn xe tăng và pháo. Quân đội Hàn Quốc có khoảng 10 vạn lính. Rạng sáng ngày 25.6.1950, quân Triều Tiên tràn sang vĩ tuyến 38 và tấn công Hàn Quốc. Quân Mỹ lập tức nhảy vào cuộc chiến.
Trong thời gian đầu, Mỹ và Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn khi chiến đấu với quân đội thiện chiến của Triều Tiên. Họ rút lui về cố thủ tại thành phố cảng Busan trong khi Mỹ kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.
Hai người lính liên quân bị thương.
14 quốc gia gồm Bỉ, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Phillipines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Australia... đã đưa quân tới bán đảo Triều Tiên. Quân Mỹ, Anh, Canada và Australia chiếm nhiều nhất với hơn 26 vạn lính.
Trong thời gian này, lính Hàn Quốc tập trung giữ cảng Busan trong khi đánh nhau với Triều Tiên. Ở phía nam bán đảo, tướng Walton Walker đã phải thân chinh động viên tinh thần binh sĩ không rút lui. Họ cầm cự thêm được 6 tuần nhưng đổi lại là rất nhiều lính Mỹ thiệt mạng.
Tướng Douglas MacArthur quyết tâm đảo ngược tình thế bằng một chiến dịch mạo hiểm. Ngày 15.9.1950, ông tấn công thành phố cảng Inchon. Mục đích của ông là cắt đứt đường tiếp tế, thông tin của Triều Tiên, khiến quân sĩ Triều Tiên bị kẹt lại giữa Inchon và Busan. Đến ngày 25.9, liên quân đã chiếm lại Seoul sau khi lính Triều Tiên rút lui.
Tổng thống Mỹ Harry Truman muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên để thành lập chính phủ thân phương Tây. Tướng MacArthur ra lệnh cho binh sĩ đuổi theo quân Triều Tiên qua biên giới. Trung Quốc tuyên bố nếu Mỹ tràn sang Triều Tiên, nước này sẽ tham chiến.
Lính Hàn Quốc kiểm tra một xe tăng bị bắn cháy.
Bất chấp cảnh báo, tướng MacArthur vẫn tin rằng liên quân sẽ sớm kết thúc chiến dịch Triều Tiên. 10 ngày sau, quân Trung Quốc tham chiến. Ngày 24.11, tướng MacArthur điều quân tới sông Áp Lục, nơi phân tách Triều Tiên và miền đông bắc Trung Quốc. Tướng Mỹ mong muốn trận đánh kết thúc sớm và binh sĩ về nhà trước Noel.
Ngày hôm sau, 18 vạn quân Trung Quốc dồn dập tấn công khiến liên quân phải rút lui giữa tiết trời 0 độ C lạnh giá và đồn trú sau vĩ tuyến 38. Sau vài tháng, tình hình tạm lắng, vĩ tuyến 38 yên ổn hơn.
Máy bay Mỹ hộ tống tàu USS Boxer.
Tổng thống Truman tuyên bố sẵn sàng kí hiệp ước đình chiến nhưng vấp phải sự phản đối gay gắt của tướng MacArthur. Ông nói muốn chiến tranh với Trung Quốc và đưa ý kiến lên quốc hội. Tướng MacArthur bị sa thải vào tháng 4.1951.
Đàm phán đình chiến
Lính Hàn Quốc ăn cơm trong hầm trú ẩn.
Các cuộc đàm phán bắt đầu từ ngày 10.7 năm đó nhưng vấp phải nhiều bế tắc về vấn đề trao trả tù binh hay ranh giới hai bên. Thỏa thuận đình chiến được kí kết nhưng mãi tới năm 1953, thỏa thuận cuối cùng được thông qua dưới thời Tổng thống Eisenhower.
Lính Mỹ hành quân qua những người phụ nữ Triều Tiên.
Sau hơn 57 năm, thỏa thuận đình chiến vẫn mang tính tạm thời “cho tới khi hòa bình được thiết lập lại”. Do vậy, về mặt lý thuyết, Triều Tiên và Hàn Quốc nay vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Năng lực phòng thủ của Nga bị nghi ngờ lớn, nhất là sau khi nước này tuyên bố tên lửa đạn đạo của Triều Tiên là...