Nhiều thành phố có thể sớm bị nhấn chìm trong nước biển
Những hòn đảo và các thành phố hoàn toàn có thể chìm trong nước biển ngay trong tương lai gần, dù nhân loại có giữ được tốc độ ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C hay không.
Cả thành phố chìm trong nước biển không cách nào tránh được.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy băng ở Nam Cực và đảo Greenland sẽ tiếp tục tan chảy dù con người có giảm thiểu mức độ khí thải nhà kính.
Theo thỏa thuận Paris, 195 nước thành viên Liên Hợp Quốc đồng ý giữ mức nhiệt độ ấm lên toàn cầu dưới 2 độ C, lý tưởng là 1,5 độ C - so với giai đoạn trước công nghiệp hóa.
Nhưng nghiên cứu mới dựa trên mô hình máy tính, cho thấy nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C vẫn là “thảm họa”. Cụ thể, nước biển vẫn có thể dâng cao tới 4 mét.
Điều này dẫn đến thảm họa đối với khí hậu Trái đất và các cộng đồng dân cư ven biển, theo các nhà khoa học.
“Các tảng băng sẽ biến mất hàng loạt ngay trong thế kỷ này hoặc thế kỷ tới, dù nhiệt độ toàn cầu giữ ở mức tăng dưới 2 độ C”, giáo sư Frank Pattyn, tác giả nghiên cứu nói.
Đảo Greenland đã ấm hơn 5 độ C vào mùa đông và 2 độ C vào mùa hè kể từ giữa những năm 1990. Kết quả là lượng băng tan tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2016.
Nước biển ấm lên khiến băng tan, đe dọa cộng đồng dân cư ven biển.
Giáo sư Pattyn: “Dù nhân loại có khống chế mức độ ấm lên của Trái đất dưới 2 độ C so với thời trước công nghiệp hóa thì tảng băng ở Greenland và Nam Cực sẽ vẫn tan chảy hàng loạt”.
Ngày nay, mực nước biển dâng cao khoảng 4mm mỗi năm. Lượng băng tan ở 2 cực hoàn toàn có thể đẩy nước biển cao tới 70 mét sau hàng ngàn năm.
Hệ quả là nhiều thành phố và hòn đảo trên thế giới sẽ chìm dưới nước biển ngay trong thế kỷ này, theo nhóm nghiên cứu.
Trên thực tế, nhiều hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, hay thậm chí là cả một hòn đảo ở Nhật Bản đã biến mất trong thời gian qua, nhiều khả năng là bị nước biển nhấn chìm.
Người dân Nhật những năm 1980 đã từng đặt chân lên hòn đảo nhưng giờ xung quanh khu vực toàn là nước.
Các thành phố ven biển như New York, London, Venice nhiều khả năng sẽ bị ngập chìm trong nước.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change.
Chính phủ các nước trên thế giới cần phải hành động “nhanh chóng, lâu dài và tạo ra thay đổi chưa từng có” để giúp...