Nhiều quốc gia đồng minh đang quay lưng với Triều Tiên

Các quốc gia châu Phi đang dần rời xa đồng minh truyền thống Triều Tiên vì rơi vào tầm ngắm của Liên Hợp Quốc và sức ép từ Mỹ.

Nhiều quốc gia đồng minh đang quay lưng với Triều Tiên - 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Theo Quartz, Sudan mới đây đã cắt quan hệ với Triều Tiên, để đổi lấy đàm phán với Mỹ về việc dỡ bỏ cấm vận.

Uganda cũng đã tuyên bố ngừng giao thương với Triều Tiên và quốc gia này hồi tháng trước đã yêu cầu các nhân viên quân sự Triều Tiên trở về nước.

Botswana cũng ngừng quan hệ với Triều Tiên vì lý do không thể ủng hộ một chính phủ “vi phạm nhân quyền với người dân”.

Trong 70 năm qua, Triều Tiên đã tích cực xích lại gần các quốc gia châu Phi. Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1948, Triều Tiên tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tìm kiếm đồng minh bằng cách hỗ trợ lực lượng giải phóng ở Zimbabwe và Angola.

Kể từ cấm vận năm 2006, Triều Tiên lại càng hướng đến các đối tác châu Phi để thoát khỏi sự cô lập và tìm kiếm nguồn ngoại tệ.

Ngày nay, Triều Tiên nhập khẩu gần như tất cả mọi thứ, từ cá đông lạnh, rau quả cho đến sắt vụn từ châu Phi và xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ, điện thoại, thuốc men.

Nhiều quốc gia đồng minh đang quay lưng với Triều Tiên - 2

Xuất khẩu vũ khí đem về nguồn ngoại tệ lớn cho Triều Tiên.

Theo các nhà quan sát quốc tế, Triều Tiên đã mở các nhà máy xây tượng ở Botswana, Senegal, Zimbabwe, Mozambique, và Congo. Nhà máy sản xuất vũ khí Triều Tiên có mặt tại 5 quốc gia châu Phi.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Sudan đã mua các tên lửa không đối đất của Triều Tiên với giá 6,4 triệu USD.

Nhưng Triều Tiên đang đứng trước nguy cơ đánh mất những người bạn này. 11 quốc gia châu Phi hiện đang bị Liên Hợp Quốc điều tra vì vi phạm lệnh cấm vận và mua vũ khí từ Bình Nhưỡng.

Trước vụ phóng tên lửa mới nhất, kim ngạch thương mại giữa Triều Tiên và châu Phi đã giảm mạnh. Con số này chỉ đạt 110 triệu USD trong giai đoạn năm 2011-2015 trong khi giai đoạn 2007-2010 đạt 337 triệu USD.

Quartz nhận định, hoạt động thương mại và quân sự của các nước châu Phi với Triều Tiên đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đứng trước cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận, Naimibia tuyên bố sẽ ngừng hoạt động thương mại nhưng vẫn duy trì “mối quan hệ nồng ấm” với Triều Tiên.

Các công nhân Triều Tiên vẫn có mặt ở quốc gia châu Phi này hồi tháng 6, để xây dựng trụ sở mới của Bộ Quốc phòng Namibia.

Những quốc gia đồng minh không ngờ của Triều Tiên

Triều Tiên có mối quan hệ sâu rộng ở châu Á, châu Âu và thậm chí cả châu Phi xa xôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Quartz ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN