Nhiều nước rơi vào thế khó sau chính biến ở Myanmar
Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi ngày 2-2 kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho bà, Tổng thống Win Myint và yêu cầu quân đội công nhận kết quả bầu cử năm 2020.
NLD lên tiếng chỉ trích việc quân đội gây chính biến, bắt giữ các quan chức lãnh đạo chính quyền dân sự. Theo thông cáo đăng tải trên trang Facebook chính thức, NLD nêu rõ "chúng tôi coi vụ chính biến là nỗi ô nhục trong lịch sử nhà nước và quân đội".
NLD yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ "càng sớm càng tốt", đồng thời hối thúc quân đội công nhận kết quả cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11-2020 để Quốc hội có thể triệu tập phiên họp ngay trong tuần này.
Hiện chưa có thông tin chính thức về địa điểm nơi bà Suu Kyi đang bị giam giữ. Ảnh: Reuters
Hiện chưa có thông tin chính thức về địa điểm nơi bà Suu Kyi đang bị giam giữ. Một số nguồn tin từ đảng NLD cho biết bà Suu Kyi có thể đang bị quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyidaw. Đài CNN dẫn thông tin từ Facebook của người phát ngôn của NLD, ông Kyi Toe, cho biết: "Bà ấy khỏe và thường xuyên đi bộ trong khu nhà".
Ngoài ra cũng chưa rõ bao nhiêu đảng viên của NLD và nghị sĩ quốc hội Myanmar đang bị quân đội giam giữ, trong bối cảnh liên lạc với nhiều thành viên của đảng này đã bị gián đoạn. Các nguồn tin từ NLD cho biết 25 thành viên của đảng này là nghị sĩ quốc hội đang bị giam lỏng tại tư gia.
Sáng 1-2, quân đội Myanmar tiến hành đảo chính, bắt giam nhiều lãnh đạo chính phủ dân sự và nghị sĩ quốc hội, trong đó có Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint.
Không lâu sau khi các lãnh đạo chính phủ dân sự bị bắt, các tướng lĩnh quân đội nói họ lên nắm quyền vì cuộc bầu cử tháng 11-2020 xảy ra gian lận. Trong cuộc bầu cử đó, đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo và nắm quyền thành lập chính phủ.
Các tướng lĩnh quân đội nói họ lên nắm quyền vì cuộc bầu cử tháng 11-2020 xảy ra gian lận. Ảnh: AP
Trước tình hình ở Myanmar, Nhật Bản, quốc gia viện trợ nhiều và có quan hệ chặt chẽ nhiều năm với Myanmar, cũng kêu gọi trả tự do cho bà Suu Kyi và các thành viên trong chính phủ dân sự của bà, khôi phục nền dân chủ. Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama quan ngại Myanmar có thể ngày càng xa rời các nền dân chủ trên thế giới nếu phản ứng không thỏa đáng vụ việc.
Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuhide Nakayama nghĩ rằng bất kỳ động thái nào nhằm đình chỉ chương trình đối tác của Nhật Bản với quân đội Myanmar có thể dẫn đến việc Trung Quốc giành được nhiều ảnh hưởng hơn, có khả năng làm suy yếu an ninh trong khu vực.
Trong khi đó, theo một nguồn tin quân sự Trung Quốc, vụ đảo chính của quân đội Myanmar đã khiến Bắc Kinh khó xử vì "cốt lõi vấn đề là xung đột giữa liên minh chính trị do bà Suu Kyi lãnh đạo và quyền lực của quân đội Myanmar".
Bộ Quốc phòng Úc đang xem xét các chương trình đào tạo với quân đội Myanmar sau khi Úc chi gần 1,5 triệu USD cho quân đội Myanmar trong 5 năm qua. Theo tờ The Sydney Morning Herald, Úc giúp đào tạo tiếng Anh cho các thành viên của quân đội Myanmar và hỗ trợ lực lượng này tham gia các cuộc tập trận quân sự đa phương Pirap Jabiru trong khu vực. Đảng Lao động Úc kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison cân nhắc các biện pháp trừng phạt sau chính biến ở Myanmar.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar hôm 1/2, gọi đây là "một cuộc tấn công trực...
Nguồn: [Link nguồn]