Nhiều nhà máy TQ bị đốt phá ở Myanmar: Bắc Kinh chính thức lên tiếng

Hôm 15.3, Trung Quốc bày tỏ tức giận sau khi nhiều nhà máy của các doanh nhân nước này ở Myanmar bị đốt phá trong bối cảnh bất ổn chính trị gia tăng. Một số chủ công ty Trung Quốc ở Myanmar cho biết, họ phải tự trang bị vũ khí phòng thân do lo ngại về an ninh.

Lửa bốc lên từ một nhà máy Trung Quốc ở Yangon từ giữa đêm (ảnh: SCMP)

Lửa bốc lên từ một nhà máy Trung Quốc ở Yangon từ giữa đêm (ảnh: SCMP)

Bắc Kinh cho rằng, quân đội Myanmar – lực lượng đang nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á – cần trừng phạt những người đứng sau vụ đốt phá nhiều nhà máy Trung Quốc ở Yangon hôm 14.3.

“Myanmar nên có nhiều biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm ngăn chặn mọi hành vi bạo lực, trừng phạt theo pháp luật thủ phạm đã gây ra các vụ cháy và cướp phá công ty Trung Quốc. Myanmar cần bảo vệ sự an toàn của các công ty và công dân Trung Quốc ở nước này”, Triệu Lập Kiên – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – phát biểu.

Theo Thời báo Hoàn cầu, tổng cộng có 32 nhà máy do Trung Quốc đầu tư ở Yangon – thành phố lớn nhất Myanmar – bị đốt phá. Hai công nhân Trung Quốc cũng bị thương sau vụ việc. Thiệt hại tài sản lên tới 37,8 triệu USD.

Các vụ đốt phá nhà máy Trung Quốc xảy ra trong khi nhiều người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar cáo buộc Bắc Kinh đứng sau hậu thuẫn quân đội Myanmar. Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar cho hay, Bắc Kinh không hề biết trước thông tin về vụ đảo chính hôm 1.2.

CGTN cho hay, có khoảng 20 – 30 người bịt mặt đã xông vào các nhà máy Trung Quốc. Nhóm người mang theo gậy sắt, rìu và xăng để đốt phá và cướp bóc.

Người biểu tình đốt đuốc phản đối đảo chính ở Myanmar (ảnh: Reuters)

Người biểu tình đốt đuốc phản đối đảo chính ở Myanmar (ảnh: Reuters)

Một số chủ doanh nghiệp người Trung Quốc ở Myanmar nói với SCMP rằng họ phải tự trang bị vũ khí phòng thân sau vụ việc.

Quân đội Myanmar đã thiết quân luật ở 6 quận thuộc thành phố Yangon. Tuy nhiên, lửa vẫn bùng lên ở một nhà máy Trung Quốc ngay sau khi lệnh thiết quân luật có hiệu lực.

“Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Myanmar và đặc biệt lo ngại về sự an toàn đối với công dân Trung Quốc ở nước này. Chúng tôi kêu gọi người biểu tình Myanmar bày tỏ quan điểm của họ một cách hợp pháp, tránh gây tổn hại đến quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước”, phát ngôn viên Triệu nói và từ chối cho biết Bắc Kinh có kế hoạch sơ tán công dân khỏi Myanmar hay không.

Tuần trước, Trung Quốc tán thành tuyên bố từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm lên án việc chính quyền quân sự Myanmar sử dụng bạo lực với người biểu tình ôn hòa và kêu gọi quân đội Myanmar kiềm chế tối đa.

Nhiều người Trung Quốc ở Myanmar sợ hãi do bất ổn chính trị (ảnh: Reuters)

Nhiều người Trung Quốc ở Myanmar sợ hãi do bất ổn chính trị (ảnh: Reuters)

Tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi quân đội Myanmar trả tự do ngay lập tức cho bà Aung San Suu Kyi.

“Nhiều dự án đầu tư của Trung Quốc ở Myanmar đang đối mặt rủi ro lớn. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang ở trong thế tiến thoái lưỡng nan”, Pang Zhongying – chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Đại dương Trung Quốc – nói.

“Khói lửa bốc lên từ một số khu công nghiệp ở Yangon từ nửa đêm tới 4 giờ sáng. Là người nước ngoài, chúng tôi không làm gì được”, chủ một doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar nói.

“Tôi được biết rằng tất cả các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã treo quốc kỳ nước mình lên để không bị người biểu tình nhắm tới. Có hơn 400.000 người Trung Quốc ở Myanmar và chúng tôi không để từ bỏ tài sản của mình để trở về nước nếu có lệnh sơ tán”, Lee Htay – chủ một doanh nghiệp vận tải người Trung Quốc ở Yangon – nói.

Vì sao nhau thai vẫn được nhiều người TQ tìm mua?

Mọi thứ xuất phát từ quan niệm kỳ dị về việc ăn nhau thai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN