Nhiều người Trung Quốc lén đem máu phụ nữ mang thai đến Hong Kong để làm gì?
Một phụ nữ trung niên với dáng đi mệt mỏi, kỳ lạ mới đây đã bị các nhân viên hải quan Hồng Kông chặn lại để kiểm tra. Những nhân viên này đã kinh ngạc khi phát hiện rất nhiều lọ chứa máu, được nhét đầy trong áo ngực của người phụ nữ này.
Hồng Kông đang trở thành “trung tâm” nhập lậu máu của những phụ nữ mang thai tại Trung Quốc (ảnh: CNN)
Đây không phải là vụ việc duy nhất, trước đó, hải quan Hồng Kông cũng đã tạm giữ một người phụ nữ khác, mang theo một chiếc ba lô nặng, bên trong chứa 203 lọ đựng máu của những phụ nữ mang thai, được bọc bên ngoài bằng túi nhựa. Dưới thời tiết nóng nực, máu đã bắt đầu phân hủy.
Đặc biệt hơn, mỗi chiếc lọ đều được dán riêng tên của một phụ nữ mang thai tại Trung Quốc.
Các quan chức hải Hồng Kông cho hay, những người phụ nữ này thừa nhận, họ được trả từ 14 đến 42 USD cho mỗi chuyến vận chuyển món hàng “nhạy cảm” này từ đại lục Trung Quốc vào Hồng Kông.
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng được sử dụng để vận chuyển những lọ máu này, hòng qua mặt cơ quan kiểm tra. Vào tháng 2 năm 2019, một bé gái 12 tuổi đã bị phát hiện khi đang dừng chân tại cảng La Hồ, một điểm nhập cảnh vào Hồng Kông, với 142 lọ máu được giấu trong ba lô.
"Những học sinh về cơ bản không mang theo bất cứ thứ gì ngoài sách, văn phòng phẩm và đồ ăn nhẹ, vì vậy túi đi học của chúng thường trông khá nhỏ gọn. Tuy nhiên, chúng tôi lại thấy ba lô của cô bé có vẻ đầy đến mức sắp bung ra, vì vậy chúng tôi quyết định phải quét chiếc túi của cô bé", theo lời của một nhân viên an ninh, trích dẫn trên tờ Nhân dân Nhật báo.
Cô bé 12 tuổi bị phát hiện mang theo 142 mẫu máu trong ba lô (ảnh CNN)
Só lượng máu của thai phụ được vận chuyển trái phép từ Trung Quốc đại lục (nơi bị cấm kiểm tra giới tính thai nhi) đến Hồng Kông, đã tăng mạnh trong ba năm qua. Các mẫu máu nếu “qua mặt” được hải quan sẽ được gửi đến các phòng khám Hồng Kông để được xét nghiệm DNA của thai nhi, cho phép cha mẹ tương lai biết giới tính của con họ.
Mặc dù đã bãi bỏ chính sách một con , nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc hiện nay vẫn lựa chọn chỉ sinh một con và họ luôn muốn đó là con trai.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu giới tính của thai nhi, những bậc cha mẹ đã tìm đến những kẻ trung gian, để giúp họ gửi mẫu máu vào Hồng Kông xét nghiệm. Có hàng chục tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển trái phép này trên mạng xã hội Weibo.
Những phụ nữ mang thai được hướng dẫn giấu những lọ máu trong một món đồ sang trọng, thú nhồi bông hoặc trong các hộp đựng đồ ăn nhẹ, để tránh bị phát hiện. Số hàng này sẽ được gửi thẳng đến Hồng Kông bằng dịch vụ “đặc biệt”.
Một trang Weibo của “công ty vận chuyển máu” với hơn 380.000 người theo dõi cho biết, họ tính phí 490 USD cho một lần sử dụng dịch vụ và kết quả xét nghiệm sẽ được trả về sau một tuần. Tên và địa chỉ của phòng xét nghiệm tại Hồng Kông được giữ bí mật tuyệt đối.
Những phụ nữ mang thai được hướng dẫn cách nhét mẫu máu của mình vào thú nhồi bông (ảnh: CNN)
Xuất khẩu máu là hành vi bất hợp pháp tại đại lục Trung Quốc, tuy nhiên, Hồng Kông lại cho phép nhập mẫu máu, miễn là những mẫu phẩm này không bị nghi ngờ có chứa chất truyền nhiễm. Đặc biệt, những mẫu máu này phải có giấy phép – thứ mà những cặp vợ chồng tại đại lục Trung Quốc không thể có.
Vì vậy, để lách luật, một số cặp vợ chồng bắt đầu gửi mẫu máu bằng những dịch vụ vẫn chuyển trái phép vào Hồng Kông để xét nghiệm giới tính thai nhi.
Tính đến tháng 9 năm 2019, bộ Y tế Hồng Kông đã điều tra tổng cộng 53 trường hợp liên quan đến việc nhập mẫu máu bất hợp pháp từ Trung Quốc.
"Đây rất có thể chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Nếu dựa vào số lượng lớn các phòng thí nghiệm y tế cung cấp những dịch vụ xét nghiệm ở Hồng Kông, thì phải có hàng chục trường hợp nhập lậu máu mỗi ngày”, bộ Y tế Hồng Kông cho biết.
Từ năm 2002, Luật dân số và kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc đã nghiêm cấm hành vi kiểm tra giới tính thai nhi, để ngăn chặn sự mất cân bằng giới tính tại nước này. Theo cuộc điều tra dân số thực hiện cuối năm 2017 bởi Cục thống kê quốc gia, tại Trung Quốc, số đàn ông nhiều hơn phụ nữ là 32,7 triệu người.
Do quá nghèo, phụ nữ địa phương quá ít, nhiều đàn ông không thể lấy được vợ và đành bỏ tiền mua vợ từ bọn buôn...