Nhiều cá mập chết bí ẩn, nhân viên thủy cung Mỹ sốc khi biết nguyên nhân
Sau khi đặt camera theo dõi ban đêm, nhân viên một thủy cung ở Mỹ mới hiểu được "sát thủ" khiến nhiều cá mập biến mất hoặc chết không "toàn thây".
Video: Cá mập bị "sát thủ" khổng lồ tấn công. Nguồn: Esoteric Nation
Tờ Mirror hôm 20/5 đưa tin, nhân viên thủy cung Seattle, bang Washington, Mỹ, phát hiện điều kỳ lạ khi số lượng cá mập dogfish (giống cá mập đuôi dài, thường thấy ở bờ biển châu Âu) giảm rõ rệt. Một số xác cá mập dogfish được tìm thấy nhưng không còn nguyên vẹn, với nhiều dấu vết của việc bị tấn công.
Sau khi lắp camera theo dõi ban đêm, mọi chuyện mới được sáng tỏ. Các nhân viên thủy cung phát hiện một con bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ "ra tay" với bất kỳ con cá mập nào tiến lại gần nó.
Con bạch tuộc khổng lồ dùng xúc tu quấn chặt lấy cá mập và xoay nhiều vòng cho tới khi đối phương bị tê liệt. Sau đó, con bạch tuộc khổng lồ "đánh chén" tới no nê rồi bỏ đi.
Con cá mập bị bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ tấn công bằng xúc tu. Ảnh cắt trong video
Đây không phải là lần đầu tiên bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ tấn công một con cá mập dogfish để làm "bữa tối" và nó cũng vô tình nhận được sự trợ giúp từ các nhà làm phim tài liệu.
Trong quá trình tác nghiệp, một số nhà làm phim tài liệu vô tình "lùa" đàn cá mập dogfish tới chỗ bạch tuộc khổng lồ.
Michael deGruy, một nhà làm phim dưới nước, cho biết rất thích quay phim bạch tuộc tại thủy cung để có thể quan sát cách chúng chăm sóc trứng. Nhưng sau khi nghe nhân viên nói phải chuyển đàn cá mập để bảo đảm an toàn cho chúng, Michael muốn tận mắt chứng kiến khả năng giết cá mập của con bạch tuộc khổng lồ.
Bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ là một trong những "quái vật biển" đáng sợ nhất dưới đại dương. Ảnh: Getty
Bạch tuộc Thái Bình Dương khổng lồ là một trong những "quái vật biển" đáng sợ nhất dưới đại dương. Nó có thể dài tới 6 mét và đạt vận tốc di chuyển 40 km/h.
Mỗi xúc tu khổng lồ của nó có 2 hàng mút, được sử dụng như những "vũ khí" đáng sợ để săn mồi. Giữa cơ thể khổng lồ là chiếc miệng lớn. Bạch tuộc Thái Bình Dương thường thích hoạt động ở độ sâu hơn 1.800 mét, bơi giữa đêm tối và lớp bùn.
Nguồn: [Link nguồn]
Con cá mập hung dữ không thể ngờ thứ nằm ngay trước mặt nó lại chính là con bạch tuộc.