Nhiễm virus nguy hiểm được cứu bằng máu người đã khỏi: Trường hợp cô gái Mỹ gốc Việt

Dùng thành phần máu có chứa kháng thể để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus Corona (COVID-19) đang được xem là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay tại Trung Quốc. Thực ra, đây không phải là lần đầu phương pháp tương tự được sử dụng để đối phó với dịch bệnh.

Dùng thành phần máu chứa kháng thể là biện pháp chữa trị virus Corona hiệu quả nhất hiện nay (ảnh minh họa: BBC News)

Dùng thành phần máu chứa kháng thể là biện pháp chữa trị virus Corona hiệu quả nhất hiện nay (ảnh minh họa: BBC News)

Tờ Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã mới đây đưa tin, Trung Quốc đã sử dụng huyết tương từ những người nhiễm virus Corona hồi phục để điều trị cho các bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch và cho kết quả rất tốt.

Dùng thành phần máu chứa kháng thể virus Corona để điều trị cho các bệnh nhân viêm phổi cấp đang được xem là biện pháp hàng đầu hiện nay tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên phương pháp điều trị như vậy  được sử dụng để đối phó với dịch bệnh.

Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, phác đồ hay vắc xin phòng bệnh, liệu pháp dùng máu của người hồi phục sau khi nhiễm bệnh đã được các nhà khoa học sử dụng từ năm 1976 (khi đối phó với dịch Ebola lần thứ nhất tại Tây Phi) và cứu sống hàng trăm mạng người.

Nina Phạm – nữ y tá người Mỹ gốc Việt được điều trị khỏi Ebola bằng phương pháp truyền máu (ảnh: ABC News)

Nina Phạm – nữ y tá người Mỹ gốc Việt được điều trị khỏi Ebola bằng phương pháp truyền máu (ảnh: ABC News)

Năm 2014, dịch Ebola bùng phát lần thứ hai tại châu Phi và khiến hơn 10.000 người tử vong (theo số liệu tính tới ngày 12.3.2015 của WHO).

Trong đại dịch Ebola năm 2014, Nina Phạm – một nữ y tá người Mỹ gốc Việt 26 tuổi, đã bị lây bệnh sau khi tham gia điều trị cho bệnh nhân đầu tiên của Mỹ nhiễm loại virus này.

Nina Phạm và đồng nghiệp Amber Vinson, là hai trong số 70 nhân viên y tế tham gia chăm sóc cho Thomas Eric Duncan, bệnh nhân đầu tiên tại Mỹ nhiễm Ebola (đã tử vong vào ngày 8.10.2014).

Sau khi Duncan qua đời 2 ngày, Nina Phạm bị sốt và được đưa vào bệnh viện kiểm tra. Kết quả xét nghiệm ngày 14.10 cho thấy, cô dương tính với virus Ebola. 

Dịch Ebola tại châu Phi (ảnh: SCMP)

Dịch Ebola tại châu Phi (ảnh: SCMP)

Ebola là loại virus rất nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao (tỷ lệ trung bình 50% người chết sau khi nhiễm. Khi bệnh tình trở nặng, người nhiễm Ebola có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài cơ thể.

Thông tin nữ y tá Nina Phạm bị lây bệnh vì tham gia điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus đầu tiên tại Mỹ đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và Việt Nam.

Chiều 16.10, một chuyến bay đặc biệt đã đưa nữ y tá Nina Phạm từ bang Texas đến bang Maryland (ngoại ô thủ đô Washington – Mỹ) để điều trị virus Ebola tại Viện Y tế quốc gia Mỹ. Tại đây, cô được chữa trị bằng phương thức truyền máu chứa kháng thể chống virus Ebola. Trong trường hợp này, điểm khác biệt so với chữa bệnh do virus Corona gây ra là bệnh nhân được truyền máu chứ không chỉ dùng huyết tương, do bệnh Ebola gây xuất huyết dẫn đến thiếu máu.

Theo CNN, Nina Phạm là một trong 3 người được truyền máu chứa kháng thể của bác sĩ Mỹ Kent Brantly, người đã hồi phục sau khi nhiễm virus Ebola. Trước đó, bác sĩ Brantly cũng được truyền máu từ một bệnh nhân là cậu bé 14 tuổi sống sót sau khi nhiễm Ebola do chính anh chăm sóc. 

Nina Phạm xuất viện (ảnh: ABC News)

Nina Phạm xuất viện (ảnh: ABC News)

Phương pháp điều trị virus bằng truyền máu từng được sử dụng đầu tiên vào năm 1976, khi những ổ dịch Ebola bắt đầu xuất hiện tại Zaire (nay là Cộng hòa Dân chủ Congo). Phương pháp này đã cho thấy “kết quả đầy hứa hẹn”, theo báo cáo của WHO.

Năm 1999, tạp chí y khoa Journal of Infectious Diseases đã công bố một bài viết phân tích khả năng thành công của phương pháp truyền máu trên một số bệnh nhân nhiễm Ebola vào năm 1996 tại nước Kikwit và Congo. Trong 8 trường hợp tham gia thử nghiệm, chỉ có một người tử vong.

Về trường hợp của Nina Phạm, sau gần hai tuần điều trị cách ly, cô đã rời bệnh viện Maryland vào ngày 24.10.2014. Cô được xác nhận đã âm tính với virus Ebola.

Tiến sĩ Tony Fauci, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết: “Cô ấy không còn virus Ebola trong người. Cô ấy được chữa khỏi hoàn toàn.”

Nina Phạm được cựu Tổng thống Mỹ Obama đón tiếp tại Nhà Trắng (ảnh: ABC News)

Nina Phạm được cựu Tổng thống Mỹ Obama đón tiếp tại Nhà Trắng (ảnh: ABC News)

Theo tờ ABC News, sau khi ra viện, Nina Phạm đã được Tổng thống Mỹ khi đó là ông Obama đón tiếp tại Nhà Trắng để chúc mừng và cảm ơn nỗ lực chăm sóc người bệnh của cô cũng như của tất cả các nhân viên y tế khác.

Huyết tương là gì?

Huyết tương là một chất dịch trong, có màu vàng nhạt và đồng thời cũng là thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.

Trong huyết tương chứa nhiều Globulin miễn dịch (hay còn gọi là kháng thể). Đây là thành phần quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể người. Kháng thể có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây hại.

Kháng thể cũng tồn tại trong huyết tương trong suốt một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại virus và vi khuẩn gây hại xâm nhập ở những lần sau (nếu có).

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch Corona: Quý tử mượn oai bố chống lệnh phong tỏa, quan chức Trung Quốc ”lãnh đủ”

Một quan chức Trung Quốc đã bị đình chỉ công tác ngay sau khi con trai ông này khoe khoang trên mạng xã hội rằng, cậu ta đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN