CĐV Nhật Bản sai khi nhặt rác ở sân bóng nước ngoài?
Trong khi người Nhật Bản nghĩ rằng tự dọn rác ở sân vận động nước ngoài là việc rất bình thường, họ có thể gây rắc rối cho người khác, theo một nhà văn Nhật.
Một nhà văn người Nhật có góc nhìn khác biệt về việc cổ động viên bóng đá Nhật Bản dọn rác tại sân vận động
20h tối nay, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp đội tuyển Nhật Bản trong trận tứ kết Asian Cup 2019.
Những người hâm mộ bóng đá Nhật Bản nổi tiếng với việc dọn rác tại sân vận động sau mỗi trận đấu, bất kể đội nhà thua hay thắng.
Hành động này của người dân Nhật Bản rõ ràng là rất đẹp và nhiều cư dân mạng cho rằng mọi người nên học hỏi.
Tuy nhiên, một nhà văn người Nhật sống tại London có góc nhìn khác.
Trong một bài báo đăng trên trang WirelessWire News của Nhật trước đây, Mayumi Tanimoto nói rằng hành động tự dọn rác của người Nhật Bản có thể khiến nhân viên sân vận động mất việc.
Nữ nhà văn giải thích người Nhật Bản cho rằng việc tự dọn rác tại nơi công cộng là đúng đắn. Tại các lễ hội âm nhạc ngoài trời, sự kiện thể thao và bữa tiệc ngắm hoa anh đào, người dân Nhật luôn thu rác của họ và mang về nhà nếu không có chỗ vứt.
Mặc dù người hâm mộ bóng đá Nhật Bản nghĩ rằng đây là việc rất bình thường, họ có thể gây rắc rối cho người khác khi áp dụng ở nước ngoài, thậm chí khiến người khác mất việc, theo Tanimoto.
Ở các quốc gia như Ý, Tây Ban Nha, Bỉ và Vương quốc Anh, thực khách tại các nhà hàng tự phục vụ thường để lại khay đồ ăn trên bàn sau khi ăn. Họ biết rằng nhân viên được trả tiền để dọn dẹp. Điều này là cách suy nghĩ tự nhiên ở nhiều nước, Tanimoto viết.
Tại Nhật Bản, mọi thứ khác hơn một chút. Người dân người tự dọn rác sau khi ăn, mang khay đựng đồ ăn về đúng chỗ và đổ rác đi. Thậm chí, nhiều người còn phân loại rác, chất thải như nước uống thừa và đá.
“Bạn không được cướp công việc của người khác. Ở đây (các nước phương Tây), chúng tôi để lại rác. Nếu bạn dọn rác, nhân viên sẽ thấy họ không có việc để làm… Việc đó không phải để khách hàng làm”, nữ nhà văn viết.
Tanimoto cho biết những người ở Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đã nói với cô như vậy. Tanimoto từng bị một đồng nghiệp mắng vì cố gắng làm việc hộ cô ta.
Ở các nước như Ý, công việc không dễ gì có được, vì thế, việc “chiếm” công việc của người khác là khó tha thứ. Người Nhật không nên xem thường những người đến từ quốc gia khác khi họ không dọn dẹp tại nơi công cộng. Họ chỉ hành xử theo cách họ nghĩ là phù hợp. Và khi có rất nhiều người cần việc làm, chúng ta nên nhìn vào bức tranh toàn cảnh, nhà văn viết.
Tuy nhiên, trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của nhà văn Mayumi Tanimoto. Mặc dù hành động của các cổ động viên Nhật Bản có thể không phù hợp ở một số nơi, nhưng đó vẫn là những hành động đẹp đáng ngưỡng mộ, và truyền cảm hứng làm việc tốt cho rất nhiều người trên khắp thế giới.
Việt Nam là đại diện duy nhất của Đông Nam Á còn góp mặt ở tứ kết vòng chung kết bóng đá châu Á 2019 và đây là lúc...