Nhật - Mỹ bắn "hoả thần" HIMARS gần biên giới, Nga phản ứng mạnh

Nga hôm 12-10 thông báo đã phản đối Đại sứ quán Nhật Bản về cuộc tập trận chung giữa Nhật Bản và Mỹ trong tuần này. Theo Đài RT, Nga nói rằng các hệ thống tên lửa HIMARS đã được bắn gần biên giới của Nga.

Tuyên bố đăng trên trang của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Vào ngày 12-10, Đại sứ quán Nhật Bản đã bị phản đối mạnh mẽ liên quan đến việc thử nghiệm hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào ngày 10-10 trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với Mỹ tại bãi tập Yausubetsu (phía Đông đảo Hokkaido), nằm gần ngay với biên giới Nga".

Các thành viên quân đội từ 18 quốc gia lắng nghe một bài nói về hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS M142 của Mỹ tại căn cứ ở Kisarazu, phía Đông Tokyo, vào ngày 18-6. Ảnh: Reuters

Các thành viên quân đội từ 18 quốc gia lắng nghe một bài nói về hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS M142 của Mỹ tại căn cứ ở Kisarazu, phía Đông Tokyo, vào ngày 18-6. Ảnh: Reuters

Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi coi các cuộc tập trận quân sự diễn ra như một thách thức đối với việc đảm bảo an ninh cho khu vực Viễn Đông của đất nước chúng tôi, đồng thời kiên quyết yêu cầu ngừng ngay lập tức các hành động như vậy".

Cơ quan này cũng cho biết đã cảnh báo Nhật Bản về "các biện pháp đáp trả thích hợp nhằm ngăn chặn các mối đe dọa quân sự đối với Nga".

Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Nga lưu ý rằng khi tạo ra bãi tập, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã nói về việc không có kế hoạch sử dụng nó để thử nghiệm các bệ phóng tên lửa tầm xa.

Ông Biden và ông Putin đã không nói chuyện trực tiếp với nhau kể từ trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Ảnh:Reuters

Ông Biden và ông Putin đã không nói chuyện trực tiếp với nhau kể từ trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Ảnh:Reuters

Trong một diễn biến khác, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông "không có ý định" gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp diễn ra ở Bali - Indonesia để bàn về Ukraine. Cụ thể, trả lời phỏng vấn Đài CNN ngày 11-10, ông Biden nói: "Tôi không có ý định gặp ông ấy (ông Putin)".

Tuy nhiên, ông Biden cho biết ông sẽ cân nhắc gặp ông Putin nếu người đồng cấp Nga tiếp cận ông trước để nói về việc trả tự do cho ngôi sao bóng rổ Brittney Griner - người đã bị giam giữ ở Nga trong nhiều tháng qua.

Brittney Griner từng 2 giành huy chương vàng Olympic. Cô bị bắt giữ tại một sân bay ở Moscow vào tháng 2, sau khi các quan chức hải quan Nga tìm thấy một hộp vape (thuốc lá điện tử) có chứa dầu cần sa trong hành lý của cô. Griner nhận tội tàng trữ ma túy và bị tòa án Nga kết án 9 năm tù vào ngày 4-8.

Nói đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, ông Biden khẳng định ông sẽ không, "cũng như sẽ không ai khác", đàm phán với Nga về việc quân đội nước này ở lại Ukraine. Vì vậy, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào "những gì ông Putin muốn thảo luận".

Theo Đài RT, ông Biden và ông Putin đã không nói chuyện trực tiếp với nhau kể từ trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine vào cuối tháng 2. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov từng nói rằng Điện Kremlin sẽ xem xét một cuộc gặp như vậy, nhưng vẫn chưa nhận được đề xuất từ ​​Washington.

Tên lửa HIMARS: Vũ khí làm thay đổi cách tác chiến thời hiện đại

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang tạo ra một sự thay đổi lớn trong môi trường chiến tranh hiện đại, trong đó các vũ khí sát thương với độ chính xác cao vốn cần đến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huệ Bình ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN